Tháng Mười Hai 2, 2024
bau troi nam cuc bat ngo chuyen hong ruc chuyen gia lap tuc giai ma 62d6823f7b26d

Bầu trời Nam Cực bất ngờ chuyển hồng rực, chuyên gia lập tức giải mã

Ánh sáng rực rỡ phát ra từ núi lửa Tonga phun trào tạo ra cảnh tượng hiếm thấy ở tầng bình lưu. Trạm nghiên cứu Scott Base đã ghi lại được nhiều bức ảnh cho thấy bầu trời Nam Cực nhuộm màu hồng, tím vô cùng đẹp mắt.Tháng 1/2022, núi lửa Hunga Tonga – Hunga Ha’apai phun trào khiến có bầu trời ở một số khu vực Australia và New Zealand chuyển màu khác lạ.Vụ phun trào núi lửa Tonga vào ngày 15/1, chuyển sóng xung kích khắp Thái Bình Dương.Núi lửa giải phóng chùm tro bụi, sulfur dioxide và hơi nước cao nhất từng được ghi nhận, cột khói bay lên 58 km.Do vụ phun trào từ núi lửa dưới nước, các nhà khoa học cho rằng những giọt hơi nước cũng góp phần tạo ra màu sắc kỳ thú trên bầu trời.Stuart Shaw, một kỹ thuật viên khoa học làm việc tại Căn cứ Scott ở Nam Cực của New Zealand chia sẻ bức ảnh bầu trời kỳ lạ và chia sẻ rằng: “Bức ảnh chụp bầu trời hoàn toàn tự nhiên, tôi chưa chỉnh sửa màu chút nào.””Tin hay không tùy bạn. Trực tiếp chứng kiến tôi cũng không thể tin nổi vào mắt mình”, anh nói thêm.Theo các chuyên gia, những sol khí ở tầng bình lưu xuất hiện sau vụ phun trào núi lửa, chung phân tán và bẻ cong ánh sáng, gây ra hiện tượng tán xạ ánh sáng khiến bầu trời nhuộm màu hồng rực rỡ.Jordy Hendrikx, chuyên gia nghiên cứu Nam Cực, New Zealand cho biết: “Thiên nhiên chưa bao giờ khiến chúng ta thất vọng trong những buổi trình chiếu ở Nam Cực.””Khung cảnh rất đẹp, ngoạn mục và trông vô cùng ám ảnh, hủy diệt. Tuy Nam Cực cách New Zealand khoảng 5.000 km, cách Tonga khoảng 7.000 km, nhưng chúng tôi có chung bầu trời”.Mời quý độc giả xem video: Trăng máu – hiện tượng thiên văn thế kỷ – Nguồn: Tin Tức VTV24.


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *