Tháng Một 7, 2025
cuc nong tin hieu bi an nhat vu tru wow da duoc giai dap 629308c17dc88

Cực nóng: Tín hiệu bí ẩn nhất vũ trụ “Wow!” đã được giải đáp?

Tín hiệu Wow! bí ẩn xuất hiện chớp nhoáng ở một kính viễn vọng vô tuyến vào tối ngày 15/8/1997 có thể đến từ ngôi sao giống Mặt Trời cách Trái Đất 1.800 năm ánh sáng, trong chòm sao Sagittarius.”Tín hiệu Wow! là tín hiệu vô tuyến thích hợp nhất để tìm kiếm trí thông minh ngoài hành tinh (SETI) mà chúng tôi thu được bằng các kính viễn vọng”, nhà thiên văn Alberto Caballero cho biết.Xuất hiện trong một lượt tìm kiếm SETI ở kính viễn vọng Big Ear của Đại học Ohio, tín hiệu Wow! đặc biệt mạnh nhưng tồn tại trong thời gian rất ngắn, chỉ kéo dài 1 phút 12 giây, theo báo cáo của người phát hiện nó là nhà thiên văn học Jerry Ehman.Khi xem xét bản in từ máy vi tính của tín hiệu bất thường, Ehman đã viết vội chữ “Wow!” trên trang giấy, và đó cũng là tên gọi hiện nay của tín hiệu này. Kính viễn vọng Big Ear chuyên tìm kiếm thông điệp ở dải tần số điện từ 1.420 – 4.056 megahertz, tạo bởi nguyên tố hydro.”Do hydro là nguyên tố dồi dào nhất trong vũ trụ, sẽ hợp lý nếu suy đoán một nền văn minh thông minh trong dải Ngân Hà có thể phát tín hiệu mạnh ở tần số hẹp gần tần số của vạch khí hydro trung hòa”, Ehman giải thích.Hai thiết bị thu tín hiệu của kính viễn vọng Big Ear chĩa về hướng chòm sao Sagittarius vào đêm ghi nhận tín hiệu Wow!, Caballero quyết định tìm kiếm trong danh mục sao của vệ tinh Gaia do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vận hành để xác định nguồn gốc của nó.Ông nhận thấy một ngôi sao số hiệu 2MASS 19281982-2640123 cách Trái Đất 1.800 năm ánh sáng có nhiệt độ, đường kính và độ sáng gần như giống hệt Mặt Trời. Caballero và cộng sự công bố phát hiện hôm 6/5 trên tạp chí Sinh học thiên văn quốc tế.Từ sau đó, các nhà nghiên cứu liên tục tìm kiếm tín hiệu khác từ cùng một nguồn nhưng không thành công, theo ghi chép từ Hiệp hội Thiên văn học Mỹ.Tín hiệu Wow! nhiều khả năng đến từ sự kiện tự nhiên và không phải do người ngoài hành tinh tạo ra, theo Caballero. Dù vậy, giới thiên văn học đã loại trừ một số nguồn gốc khả thi như sao chổi bay ngang qua.Dù các tổ chức sống có thể tồn tại ở nhiều loại môi trường quanh ngôi sao khác Mặt Trời, Caballero lựa chọn tập trung vào những ngôi sao giống Mặt Trời bởi “chúng ta đang tìm kiếm sự sống mà chúng ta quen thuộc”.


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *