Tháng Chín 21, 2024
trai dat bat duoc tin hieu flsah ky la cua mot quai vat vu tru 629b61ab49152

Trái đất bắt được tín hiệu flsah kỳ lạ của một “quái vật vũ trụ“

Kính viễn vọng vô tuyến MeerKAT, đặt tại Nam Phi đã bắt được tín hiệu vô tuyến kỳ lạ trông như ánh đèn flash ở vùng xa xôi của vũ trụ, cách chúng ta tận 1.300 năm ánh sáng.Tín hiệu này đến từ vùng Vela-X 1 của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way, theo các nhà khoa học tín hiệu flash này phải đến từ một vụ bùng cháy vô cùng khốc liệt.Vật thể phát ra tín hiệu kỳ lạ này được đặt tên là PSR J0941-4046. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Sydney (Úc) cho biết nó mang các đặc tính của sao xung hoặc sao từ – hai dạng sao neutron cực kỳ mạnh mẽ.Theo tiến sĩ Manisha Caleb, đại diện cho nhóm nghiên cứu từ Đại học Sydney, thứ làm cho các nhà khoa học chú ý là những bất thường nhỏ khiến cho việc xếp loại vật thể mới là sao xung hay sao từ trở nên khó khăn.Nó quay giống sao xung, nhưng cực kỳ chậm so với sao xung. Nó lại nằm trong vùng “nghĩa địa sao neutron”, nơi các quái vật vũ trụ này đã đi vào cuối vòng đời và không thể tạo ra một sự phát xạ vô tuyến “bùng cháy” như vậy.Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn tin rằng PSR J0941-4046 là sao neutron, nhưng rất có thể là một loại sao neutron hoàn toàn mới, chưa từng ghi nhận trong vũ trụ, với chu kỳ cực dài.”PSR J0941-4046 thách thức sự hiểu biết của chúng ta về cách các sao neutron được sinh ra và phát triển. Nó cũng hấp dẫn vì dường như tạo ra ít nhất 7 hình dạng xung khác nhau rõ ràng” – tiến sĩ Caleb cho biết.PSR J0941-4046 được phát hiện tình cờ khi nhóm của tiến sĩ Caleb – đang điều hành dự án MeerTRAP sử dụng kính viễn vọng vô tuyến MeerKAT của Nam Phi, nhìn vào vùng Vela-X 1.Vật thể lạ hiện ra như một xung hoặc đèn flash kéo dài khoảng 300 mili giây. Sao neutron là một dạng “quái vật vũ trụ” cực đoan, được tạo thành bởi cái chết của một ngôi sao khổng lồ, cực kỳ giàu năng lượng và vận hành như một “xác sống” – “zombie”.Một sao neutron có khối lượng ít nhất 1,1 cho đến 3 lần khối lượng Mặt trời. Khối lượng lớn nhất của một sao neutron từng được quan sát là 2,01 lần Mặt Trời.Thông thường, các ngôi sao đặc có khối lượng nhỏ hơn 1,39 lần khối lượng Mặt Trời (giới hạn Chandrasekhar) là các sao lùn trắng, trong khi đó một ngôi sao đặc với khối lượng khoảng 1,4 đến 3 lần khối lượng mặt trời (giới hạn Tolman-Oppenheimer-Volkoff) sẽ là sao neutron.Nhiệt độ bên trong sao neutron mới hình thành khoảng 1011 đến 1012 độ Kelvin. Tuy nhiên, số lượng rất lớn của các neutrino nó phát ra mang đi quá nhiều năng lượng mà nhiệt độ của một ngôi sao neutron bị cô lập trong một vài năm tới khoảng 106 độ Kelvin.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *