Tháng Mười Hai 2, 2024

Mâm cỗ cúng Tết ông Công ông Táo 2 miền đều khác, duy chỉ có 1 món không thể thiếu

Chỉ loáng một cái là Tết Nguyên đán đã đến gần, người người nhà nhà đang tất bật “chạy” cho kịp những lễ nghi dịp cuối năm. Cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm là mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ người dân chăm chút để tiễn Táo quân về trời. Ngày cúng cũng là thời khắc mở đầu cho chuỗi ngày bày biện, chuẩn bị đón giao thừa, đón năm mới. Thế nên cứ thấy gia đình rục rịch đi mua đồ lễ là một sự báo hiệu rõ ràng cho việc Tết đang đến thật gần.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không quá cầu kỳ sơn hào hải vị, chỉ cần thể hiện được sự trang trọng, chu đáo của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc. Vì vậy mà nhiều gia đình cũng cố gắng chuẩn bị thật tươm tất để tiễn đưa ông Công ông Táo về trời.

Mâm cỗ và đồ lễ đầy đủ để đưa ông Công ông Táo về chầu trời.

Tuỳ vào từng vùng miền mà mâm cỗ cúng của mọi người cũng khác nhau, không nơi nào giống nơi nào. Miền Bắc thì thường dân ông những món ăn hương vị Tết mình đã chuẩn bị sẵn trong nhà như giò thủ, xôi gấc, thịt đông, canh bống… Mâm cỗ miền Nam thì cũng toàn những món gần gũi với gia đình mỗi dịp xuân về như thịt kho tàu, canh khổ qua, củ kiệu, chả giò… Những món ăn thơm ngon đó được trang hoàng đẹp mắt rồi cẩn thận bày lên mâm dâng lên cho hai ông.

Mâm cỗ của cả hai miền đều có nhiều món có sẵn trong gia đình hay món ăn được nấu gọn gàng. (Ảnh: Mit’s Kitchen)

Cách nấu lẫn món ăn hai miền rất khác nhau, ấy vậy mà có một món mà nơi đâu cũng không thể thiếu, đó là món thịt. Món thịt ở đây có thể là thịt heo, thịt vịt, nhưng món thịt phổ biến nhất mà cả hai miền Bắc Nam đều thường bày biện trên mâm cỗ cúng chính là thịt gà. Có thể thấy mâm cỗ ở nơi nào cũng thường có đĩa gà luộc nguyên con ngậm ớt hay gà luộc chặt sẵn.

Món gà trong mâm cỗ được chặt sẵn (Ảnh: Trang Nguyễn)

Hoặc thay thế bằng dĩa gà nướng trong mâm cỗ ngày 25. (Ảnh: Cua Con)

Vì theo quan niệm dân gian, nhà nào có trẻ con thì sẽ cúng thêm một con gà luộc. Ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc hoàng ban cho đứa trẻ nhiều sinh khí, nghị lực hiên ngang. Dần dần, món gà trở nên quen thuộc trong các mâm cỗ hằng năm, nên người ta cũng xem món này là một món không thể thiếu. Ngày nay, đa phần gà luộc được chế biến vô cùng tiện lợi hoặc nơi bán luộc cũng rất ngon, nên nhiều gia đình cũng mua về để kịp cúng ông Công ông Táo.

Những hàng gà luộc sẵn vô cùng đông khách dịp 23 tháng Chạp. (Ảnh: Scorpion)

Trong các dịch vụ nấu ăn cúng ông Công ông Táo ở bất kỳ đây thì cũng có món gà luộc trong thực đơn. Nhiều gia đình thích chặt sẵn cho tiện thì nhiều nơi lại muốn để nguyên con. Vì con gà luộc với lớp da gà vàng ươm của nó sẽ khiến mâm cúng thêm đẹp đẽ hơn. Người ta cũng rất chú trọng “tiêu chuẩn” để chọn gà dâng lên mâm cúng, còn gà phải đạt được cả chất lượng, màu sắc, kích thước mới được “rinh về”.

Con gà được bày biện đẹp mắt bên cạnh mâm cỗ hoành tráng.

Gà cũng tượng trưng cho 5 đức tính tốt đẹp của con người là “văn, vũ, dũng, nhân, tín”. Nên việc cúng gà ngày Tết ông Công ông Táo cũng là cách bày tỏ lòng thành kính với các vị thần linh trong nhà mình. Khi đó tấm lòng mới được ghi nhận để phù hộ cho gia chủ bình an, may mắn. Ngoài ra, việc bày gà lên mâm sao cho đầu gà hướng lên, ngậm thêm bông hoa hồng còn thể hiện điều ước mong mọi điều an lành, hạnh phúc của gia chủ.

Con gà luộc, đồ lễ, cá chép là những món không thể thiếu trong mâm cỗ.

Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version