Tháng Một 8, 2025

Luộc vịt đừng quên bước đơn giản này, đảm bảo “đánh bay” mùi hôi

Nguyên liệu cho món vịt luộc

– Vịt: 1 con nặng khoảng 2 – 2,5 kg;

– Gừng tươi: 2 củ;

– Hành khô: 1 củ;

– Giấm gạo, rượu trắng

Cách chọn vịt ngon

Muốn có món vịt luộc ngon và mềm, việc đầu tiên là phải chọn được những con vịt ngon, vịt còn sống là tốt nhất, nếu mua vịt đông lạnh thịt sẽ không dai và ngọt. Khi mua vịt, bạn nên chọn những con trưởng thành, ức đầy, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông.

Không nên chọn vịt quá béo, ngậy mỡ vì ăn sẽ rất ngán. Không nên chọn vịt quá non hay quá già, vịt non thì thịt nhão không ngon, lông măng nhiều rất tốn thời gian sơ chế. Vịt già thì thịt dai, vị ngon ngọt cũng bị giảm đi nhiều.

Cách khử mùi hôi khi sơ chế vịt

Khi mua vịt sống, bạn có thể nhờ người bán làm hộ rồi về chế biến ngay hoặc tự sơ chế tại nhà. Vịt sau khi cắt tiết sẽ được nhúng vào nước sôi để vặt sạch lông. Bạn sẽ thấy ở các lỗ chân lông trên mình vịt có chất lỏng màu đen, nhớ nặn ra hết rồi rửa sạch vì nó làm cho vịt có mùi hôi.

Phao câu là thủ phạm chính gây mùi hôi tanh cho thịt vịt luộc, vì vậy bạn nên cắt bỏ hẳn phần phao câu vì nó vừa hôi lại vừa không có lợi cho sức khỏe. Một lưu ý nữa là bạn nhớ bóc lấy phần lưỡi bẩn trong mỏ vịt ra.

Sau khi sơ chế vịt xong, hãy dùng muối chà xát cả trong và ngoài con vịt rồi rửa sạch, sau đó cắt vài lát gừng chà lên rồi rửa lại lần nữa, gừng có tác dụng khử mùi hôi vịt hiệu quả và giúp vịt thơm hơn khi luộc. Sau đó cắt vài lát gừng chà lên rồi rửa lại lần nữa, gừng có tác dụng khử mùi hôi vịt hiệu quả và giúp vịt thơm hơn khi luộc.

Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể dùng rượu trắng hoặc rượu gừng, giấm gạo để rửa vịt rồi xả lại với nước, chắc chắn vịt sẽ không còn mùi hôi.

Cách luộc vịt không hôi

Cho vịt vào nồi, sau đấy đổ nước ngập hết con vịt. Tiếp đến, bạn nướng gừng và hành lên, đập dập và cho vào nồi luộc cùng với vịt. Mùi của gừng và hành nướng sẽ át đi mùi hôi đặc trưng của loại thực phẩm này.

Sau khoảng 25-30 phút, để thử xem vịt đã chín kỹ chưa, bạn dùng đầu đũa hoặc que nhọn chọc vào thịt vịt, nếu không có nước hồng chảy ra là vịt đã chín, chỉ cần tắt bếp và chặt miếng vừa ăn bày ra đũa là xong.

Vớt vịt ra, để nguội rồi chặt thành những miếng vừa ăn là được.

Với cách luộc gà, bạn cho gà vào nồi nấu ngay từ đầu thì cách luộc vịt lại khác, khi nước sôi mới cho vịt vào luộc. Nếu luộc lâu trong nước, thịt vịt sẽ quá mềm và không ngon vì chất ngọt đã ra hết nước.

Khi đã luộc vịt chín mà chưa muốn ăn ngay, bạn có thể tắt bếp và để vịt om trong nồi, thịt vịt sẽ luôn mềm và nóng, khi ăn thì vớt ra rồi chặt. Nếu là vịt già, bạn tắt bếp và ngâm vịt trong nồi cho đến khi nguội, vịt sẽ không bị dai. Còn nếu muốn ăn nguội, khi vịt chín hãy vớt ra cho vào thau nước mát (hoặc nước đá lạnh), vịt sẽ nhanh nguội, da vịt giòn, dai như ăn ngoài nhà hàng.

Cách pha nước chấm vịt luộc

Thịt vịt ngon nhất là khi chấm cùng nước mắm gừng, thứ nước chấm với hương vị cay nồng, thơm ngon này sẽ khiến món ăn thêm hấp dẫn.

Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần giã nhuyễn gừng, ớt, sau đấy thêm nước mắm, đường và chanh vào. Nếm thử thấy nước chấm đậm đà, có vị chua ngọt là được.

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… cần thiết cho sức khỏe và quá trình tăng cân. Chính vì thế, ăn thịt vịt rất có lợi cho sức khỏe.

Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.

Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị).

Ăn thịt vịt có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít,…

Những người không nên ăn thịt vịt

Người bị bệnh gout: Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.

Người mới phẫu thuật: Người mới qua phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên ăn thịt vịt vì nó dễ làm cho vết thương lâu lành.

Người có hệ tiêu hóa kém: Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.

Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ-xương-khớp.

Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version