Tháng Mười Hai 7, 2024
kinh ngac cay dai thu gia coi nhat the gioi hon 5 000 tuoi 629420be7b213

Kinh ngạc cây đại thụ già cỗi nhất thế giới: Hơn 5.000 tuổi!

Trú ngụ tại khe núi ẩm ướt và mát mẻ, cây bách Alerce Milenario hay Gran Abuelo không bị đe dọa bởi cháy rừng và nạn chặt phá, và đã phát triển tới kích thước khổng lồ với đường kính hơn 4 m.Phần lớn thân cây đã chết, một phần ngọn cây biến mất. Gốc cây bị các loài rêu và dương xỉ xâm chiếm, thậm chí những cây khác bắt rễ cả trong khe nứt của nó. Cây bách này có thể là cây đại thụ cổ nhất còn sống trên Trái Đất.Sử dụng kết hợp mô hình vi tính và phương pháp tính toán tuổi cây truyền thống, Jonathan Barichivich, nhà khoa học môi trường người Chile, ước tính Alerce Milenario có thể hơn 5.000 tuổi, nhiều hơn ít nhất 100 năm tuổi so với kỷ lục hiện nay là cây thông Methuselah ở phía đông California với số vòng sinh trưởng tương đương 4.853 năm tuổi.Một số cây nhân bản bắt nguồn từ hệ thống rễ chung như quần thể cây dương lá rung Pando ở bang Utar hiện nay được cho là già hơn, nhưng các nhà niên đại học có xu hướng tập trung vào cây đơn lẻ với số vòng cây đếm được.Cây Alerce Milenario nổi bật so với những cây cổ thụ khác ở rừng mưa phía tây thành phố La Union. Ông nội của Barichivich phát hiện cây bách này vào khoảng năm 1972.Năm 2022, Barichivich và nhà nghiên cứu Antonio Lara ở Đại học Austral, lấy lõi một phần cây Alerce Milenario bằng máy khoan hình chữ T, giúp lấy những trụ gỗ mỏng mà không làm hại cây. Theo Barichivich, mẫu vật họ thu được có khoảng 2.400 vòng sinh trưởng xếp sát nhau.Do máy khoan của Barichivich không thể đến gần phần chính giữa cây, Barichivich dựa vào mô hình thống kê để xác định độ tuổi của Alerce Milenario.Ông sử dụng phần lõi hoàn chỉnh từ những cây bách khác và thông tin về tác động của yếu tố môi trường và sai số ngẫu nhiên tới sự phát triển của cây để hiệu chỉnh mô hình.Mô hình cho kết quả ước tính Alerce Milenario khoảng 5.484 năm tuổi với 80% khả năng cây đã sống hơn 5.000 năm, nhiều hơn 1.000 năm so với dự đoán của Barichivich.Tuy nhiên, một số nhà niên đại học tỏ ra hoài nghi bởi phương pháp của Barichivich không đếm đầy đủ số vòng cây. Barichivich cho biết ông sẽ làm rõ hơn và gửi bài báo khoa học cho một tạp chí trong những tháng tới.


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *