Tháng Một 8, 2025

Hướng dẫn cách làm xôi cá chép cho mâm cúng ngày ông Công ông Táo

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi nhà đều làm mâm cúng để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Đã từ lâu, đây là tín ngưỡng mang ý nghĩa tốt lành và cầu mong năm mới thuận lợi của dân ta. Chính vì vậy, mâm cúng của mỗi nhà cũng được sốt sắng chuẩn bị hơn cả.

Trong mâm cúng ông Công ông Táo, chẳng thể thiếu được cá chép vàng, được cho là phương tiện giúp các Táo lên chầu trời. Ngoài cá vàng sống bơi tung tăng trong chậu nước, nhiều chị em còn thực hiện những đĩa xôi gấc hình cá vàng đẹp mắt, thơm ngon dâng cúng để thể hiện tấm lòng thành.

Cách làm xôi hình cá chép không khó, về cơ bản là vẫn giống cách đồ xôi thông thường. Tuy nhiên, để cá lên khuôn đẹp thì cũng cần vài lưu ý.

Cách làm xôi cá chép cho mâm cúng ông Công ông Táo

Nguyên liệu cần thiết

Gạo nếp – 1kg, thịt gấc tươi – 350g, rượu trắng 1 muỗng canh

Dầu ăn, mỡ gà, đường, muối, nước cốt dừa (có thể bỏ nếu không thích)

Đậu xanh – 200g

Khuôn xôi hình cá chép

Cách thực hiện

Gạo nếp mang vo sạch rồi ngâm gạo trong nước lạnh khoảng 6 tiếng để gạo ngậm no nước, mềm ra đồ xôi sẽ ngon. Hoặc bạn có thể ngâm nước âm ấm trong khoảng 4 tiếng cũng được.

Phần thịt gấc tươi, nếu mua gấc mới thì lọc lấy thịt còn nếu bạn đã có sẵn thịt gấc trữ trong tủ lạnh thì mang ra trộn với rượu trắng và 1 thìa dầu ăn. Làm như vậy sẽ giúp phần thịt gấc mềm và lên xôi được bóng. Nếu không dùng dầu ăn, bạn có thể dùng mỡ gà rán lên và trộn với gấc. Màu không chỉ đẹp mà còn thơm nữa.

Thịt gấc tươi trộn với rượu trắng và chút muối sẽ giúp xôi thêm đậm vị.

Gạo nếp để ráo sau đó trộn với phần thịt gấc. Nhớ trộn kỹ để gạo nếp ngấm hết được màu đỏ của gấc. Đậu xanh bỏ vỏ ngâm khoảng 1 tiếng sau đó cho thêm chút đường và hấp chín. Tán nhuyễn thành bột mịn.

Khi đồ xôi, bạn có thể dùng xửng hoặc các chõ đồ xôi chuyên dụng để chất lượng xôi ngon, hạt gạo nở đều nhất. Cho nước vào 1/3 nồi và đun sôi. Phần gạo đã trộn cho vào xửng. Khi nước sôi trở lại và hơi nước bốc lên thì mở vung xới đều một lần cho xôi gấc chín đều.

Gạo nếp cần ngâm trước để nở mềm sẽ ngấm thịt gấc dễ hơn.

Dùng xửng hoặc chõ đồ xôi có thể phủ lớp khăn xô lên mặt xửng để tránh nước trên vung không nhỏ xuống dưới, xôi sẽ tơi khô ngon hơn. Nếu bị nước nhỏ xuống dưới xôi dễ bị ướt dính vào nhau nhão mà lên khuôn lại không đẹp.

Khi đồ xôi gấc nên dùng mỡ gà để trộn sẽ giúp xôi thơm và bóng hơn.

Bí quyết nhỏ giúp bạn đồ được xôi ngon đó là đồ xôi 2 lần. Có thể nhiều người cho rằng không cần thiết nhưng việc đồ hai lần giúp hạt xôi dẻo và nở đều hơn. Đồ lần 1 khoảng 30 phút sau đó cho mỡ gà vào trộn đều lên. Lần hai đồ chỉ cần 10 đến 15 phút mà thôi. Sau khi tắt bếp, nhiều người thích ăn xôi ngọt sẽ cho nửa thìa đường vào và trộn đều lên. Hoặc không sẽ cho 1/2 thìa muối vào và trộn đều.

Xôi cá chép không dùng đậu xanh.

Bước cuối cùng chính là đóng khuôn hình cá chép. Khuôn hình cá chép có thể làm rau câu hoặc đóng xôi hình cá chép đều rất tiện. Bạn nên sắm loại khuôn này để tạo hình cá chép được đẹp nhất.

Xôi gấc đậu hình cá chép đặt trong mâm cúng ông Công ông Táo rất đẹp mắt. Ảnh: Thu Huong Vu

Bạn có thể quét một lớp dầu ăn thật mỏng quanh lòng khuôn để tạo độ bóng. Tiếp đó, lấy phần đậu xanh và nén vào phần đáy lõm nhất của khuôn. Cho xôi vào khoảng 1/3 khuôn và nén chặt. Thêm một phần đậu xanh ở giữa và cũng nén chặt. Sau cùng, cho xôi đầy khuôn và nén chặt lại. Đặt úp lên đĩa sau đó nhẹ nhàng rút khuôn ra là xôi cá chép đã hoàn thành.

Chúc chị em thực hiện những đĩa xôi cá chép thành công nhé!

Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version