Theo các chuyên gia, hiện tượng nguyệt thực toàn phần (hay còn gọi siêu trăng máu) đầu tiên trong năm 2022 sẽ xuất hiện vào đêm 15/5 và rạng sáng 16/5 tại nhiều khu vực trên thế giới.Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng. Thêm nữa, Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối nhất của Trái Đất. Khi ấy, ánh trăng sẽ bị mờ đi và chuyển sang màu đỏ hoặc cam sẫm nên còn được gọi là “trăng máu“.Lần này, Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo hình elip của nó. Vì vậy, Mặt trăng trông lớn hơn bình thường và có biệt danh là “siêu trăng máu”.Theo các chuyên gia, hiện tượng “siêu trăng máu” lần này rất dài, bắt đầu vào 1h32’5 theo giờ GMT, đạt đỉnh lúc 4h11’28 và kết thúc vào lúc 6h50’49 sáng 16/5.Những tín đồ yêu thích thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng mặt trăng chuyển dần từ nguyệt thực một phần sang đỏ hoàn toàn, trong đó giai đoạn toàn phần kéo dài hơn 90 phút.Khu vực có thể quan sát được hiện tượng thiên văn kỳ thú này là ở phần lớn châu Mỹ, Nam Cực, châu Âu, châu Phi và đông Thái Bình Dương.Tùy theo khu vực, hiện tượng sẽ diễn ra vào các khung giờ khác nhau. Ở miền đông Bắc Mỹ, nguyệt thực một phần sẽ bắt đầu vào lúc 22h28 ngày 15/5 (giờ địa phương) và đạt cực đại (nguyệt thực toàn phần) từ 23h29 ngày 15/5 – 0h53 ngày 16/5. Nguyệt thực một phần sẽ tiếp nối sau đó và kết thúc vào lúc 1h55 ngày 16/5.Trong khi đó, tại Anh, nguyệt thực toàn phần xuất hiện muộn hơn. Thời gian tốt nhất để quan sát hiện tượng là từ 4h29 – 5h35 sáng ngày 16/5 (giờ địa phương).Dù không nằm ở khu vực thuận lợi quan sát “siêu trăng máu” nhưng người dân Việt Nam vẫn có thể chiêm ngưỡng siêu trăng kỳ ảo. Thời điểm quan sát tốt nhất là hoàng hôn, khi hiện tượng ảo ảnh Mặt Trăng làm cho siêu trăng càng lớn.Nếu bỏ lỡ thời điểm này thì người dân ở Việt Nam có thể chờ đến tối 16/5 để ngắm “Mặt Trăng của mùa hoa nở”. Đây là cách gọi của các quốc gia Âu – Mỹ ám chỉ thời điểm cây cối khắp nơi nở hoa sau vài tháng đầu xuân dần ấm áp.Mời độc giả xem video: Trăng máu – hiện tượng thiên văn thế kỷ. Nguồn: Tin Tức VTV24.
Theo các chuyên gia, hiện tượng nguyệt thực toàn phần (hay còn gọi siêu trăng máu) đầu tiên trong năm 2022 sẽ xuất hiện vào đêm 15/5 và rạng sáng 16/5 tại nhiều khu vực trên thế giới.
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng. Thêm nữa, Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối nhất của Trái Đất. Khi ấy, ánh trăng sẽ bị mờ đi và chuyển sang màu đỏ hoặc cam sẫm nên còn được gọi là “trăng máu“.
Lần này, Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo hình elip của nó. Vì vậy, Mặt trăng trông lớn hơn bình thường và có biệt danh là “siêu trăng máu”.
Theo các chuyên gia, hiện tượng “siêu trăng máu” lần này rất dài, bắt đầu vào 1h32’5 theo giờ GMT, đạt đỉnh lúc 4h11’28 và kết thúc vào lúc 6h50’49 sáng 16/5.
Những tín đồ yêu thích thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng mặt trăng chuyển dần từ nguyệt thực một phần sang đỏ hoàn toàn, trong đó giai đoạn toàn phần kéo dài hơn 90 phút.
Khu vực có thể quan sát được hiện tượng thiên văn kỳ thú này là ở phần lớn châu Mỹ, Nam Cực, châu Âu, châu Phi và đông Thái Bình Dương.
Tùy theo khu vực, hiện tượng sẽ diễn ra vào các khung giờ khác nhau. Ở miền đông Bắc Mỹ, nguyệt thực một phần sẽ bắt đầu vào lúc 22h28 ngày 15/5 (giờ địa phương) và đạt cực đại (nguyệt thực toàn phần) từ 23h29 ngày 15/5 – 0h53 ngày 16/5. Nguyệt thực một phần sẽ tiếp nối sau đó và kết thúc vào lúc 1h55 ngày 16/5.
Trong khi đó, tại Anh, nguyệt thực toàn phần xuất hiện muộn hơn. Thời gian tốt nhất để quan sát hiện tượng là từ 4h29 – 5h35 sáng ngày 16/5 (giờ địa phương).
Dù không nằm ở khu vực thuận lợi quan sát “siêu trăng máu” nhưng người dân Việt Nam vẫn có thể chiêm ngưỡng siêu trăng kỳ ảo. Thời điểm quan sát tốt nhất là hoàng hôn, khi hiện tượng ảo ảnh Mặt Trăng làm cho siêu trăng càng lớn.
Nếu bỏ lỡ thời điểm này thì người dân ở Việt Nam có thể chờ đến tối 16/5 để ngắm “Mặt Trăng của mùa hoa nở”. Đây là cách gọi của các quốc gia Âu – Mỹ ám chỉ thời điểm cây cối khắp nơi nở hoa sau vài tháng đầu xuân dần ấm áp.
Mời độc giả xem video: Trăng máu – hiện tượng thiên văn thế kỷ. Nguồn: Tin Tức VTV24.