Tháng Một 6, 2025
cuc nong phat hien thu trong binh co giup nguoi xua vuot thoi gian 62a0a766cdca4

Cực nóng: Phát hiện thứ trong bình cổ giúp người xưa “vượt thời gian”

Mới đây, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn về việc sản xuất hàng loạt bia gạo đỏ, một loại đồ uống được ca ngợi là “cải thiện tâm trí” và mang “màu đỏ thiêng liêng” vào 4.000 năm trước.Sau đó họ đã phát hiện ra tác động đáng kinh ngạc của nó lên nền văn minh của toàn nhân loại. Văn hóa Dawenkou của Trung Quốc, được kiến tạo bởi những người định cư ở khu vực Sơn Đông ngày nay từ 4.600 – 6.700 năm trước được cho là nền văn hóa có công sáng tạo ra công thức bia gạo đỏ, tạo điều kiện cho việc sản xuất bia hàng loạt.Những người ở thời đại đó ủ bia trong các bồn đất sét lớn được gọi là dakougang, đại diện cho một bước tiến lớn trong công nghệ sản xuất bia rượu của nhân loại.Công cuộc sản xuất bia ra đời không những ạo nên một cuộc cách mạng về thức uống và một thói quen mới mà còn thúc đẩy hoạt động buôn bán sôi nổi giữa các cộng đồng thời đại đồ đá mới.Sự thông thương này dẫn đến việc trao đổi kiến thích, từ đó kích thích một cú nhảy vọt văn minh không ngờ tới. Nền văn minh 4.000 năm trước ở Trung Quốc từ lâu đã gây kinh ngạc bởi tàn tích về những thành phố mang nhiều yếu tố như “vượt thời gian”.Việc sản xuất bia hàng loạt ở Trung Quốc cổ đại cũng vậy, bên cạnh đó cũng cung cấp “nguyên liệu” cho các cuộc tụ họp lớn mang giá trị kết nối xã hội.”Dakougang không được tìm thấy ở mọi khu định cư mà chủ yếu xuất hiện trong các khu chôn cất lớn của giới thượng lưu. Không rõ chính xác dakougang được sản xuất ở đâu và có được buôn bán như một mặt hàng thương mại hay không”, Giáo sư khảo cổ học học Trung Quốc tại Đại học Standford – Mỹ Li Liu, đồng tác giả cho biết.Vào thời điểm đó, giới tinh hoa thời đồ đá mới ở Trung Quốc đã cạnh tranh về địa vị bằng cách tổ chức những bữa tiệc công cộng lớn, trong đó bia gạo đỏ là “linh hồn” của bữa tiệc.Văn hóa Dawenkou – Đại Vấn Khẩu là tên gọi mà các nhà khảo cổ học đặt cho một nhóm các cộng đồng thời đại đồ đá mới sinh sống chủ yếu ở khu vực nay thuộc tỉnh Sơn Đông, song cũng xuất hiện tại An Huy, Hà Nam và Giang Tô.Các nhà khảo cổ học thường phân văn hóa Đại Vấn Khẩu thành ba giai đoạn: giai đoạn đầu (4100-3500 TCN), giai đoạn giữa (3500-3000 TCN) và giai đoạn cuối (3000-2600 TCN).Dựa trên bằng chứng là các đồ tùy táng, giai đoạn đầu mang tính quân bình chủ nghĩa ở mức cao. Giai đoạn này có điểm đặc trưng là sự xuất hiện của các chiếc cốc được trang trí riêng, có chân cao.Trong giai đoạn giữa, đồ tùy táng bắt đầu nhấn mạnh đến yếu tố số lượng thay vì tính đa dạng. Trong giai đoạn cuối, các áo quan bằng gỗ bắt đầu xuất hiện trong việc an táng của văn hóa Đại Vấn Khẩu.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *