Tháng Mười Hai 4, 2024
cua ca mau chon the nao cho chuan che bien sao cho ngon 63aac5352bae7

Cua Cà Mau: Chọn thế nào cho chuẩn, chế biến sao cho ngon?

Ngày hội cua Cà Mau được tổ chức tại Quảng trường Thanh Niên – thành phố Cà Mau từ ngày 23/12/2022 – 31/12/2022 hiện đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Vốn là một đặc sản nổi tiếng từ Cà Mau, món ăn này được nhiều người biết đến và yêu thích. Ngày nay, bạn không cần phải đến Cà Mau mới có thể được thưởng thức cua Cà Mau mà có thể tìm mua loại cua này ở mọi tỉnh thành, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM.

Tuy nói cua Cà Mau nổi tiếng ngon, nhưng nếu không biết cách, bạn vẫn có thể chọn phải những con cua óp, nhạt thịt, ăn vào vừa “phí mồm” lại vừa phí tiền. Vậy chọn cua Cà Mau thế nào mới chuẩn ngon?

Chọn cua Cà Mau thế nào cho chuẩn?

Ảnh: Pasgo

Đầu tiên và đơn giản nhất, ai cũng có thể làm được ngay: Kiểm tra phần yếm cua. Thường thì cua đã được người bán buộc chặt nên bạn không cần phải sợ sẽ bị cua kẹp, hãy cầm con cua, lật ngửa lên để xem yếm. Ấn vào phần yếm cua, nếu thấy cứng tay thì mua ngay không cần suy nghĩ vì đó là con cua nhiều thịt, tươi ngon. Còn nếu yếm cua mềm thì chắc chắn con cua đó ít thịt, lại còn không được tươi ngon.

Chọn cua Cà Mau thế nào cho chuẩn?

Phần yếm cua bạn cần kiểm tra. Ảnh: Hải sản Hoàng Gia

Mua được cua ngon rồi, phải sơ chế và chế biến làm sao để giữ được toàn bộ vị tươi ngon của cua Cà Mau?

Cách dễ dàng nhất đối với chị em đó là cho cua vào hộp hoặc túi, bỏ vào ngăn đá tủ lạnh 15 – 20 phút, cua sẽ bị tê liệt. Lúc này bạn lật cua lên, dùng dao cạy phần yếm cua ra, bên dưới yếm là ức cua, bạn sẽ thấy 1 lỗ nhỏ. Dùng mũi nhọn của dao hoặc kéo đâm vào là được. Rửa lại cho sạch rồi chuẩn bị chế biến thôi!

Lưu ý, nếu không dùng mũi nhọn của dao hoặc kéo đâm vào lỗ nhỏ nơi ức cua (tim cua) thì khi hấp hoặc chế biến xong, cua rất dễ bị rụng hết chân và càng. Lý do là bởi khi cho vào hấp, cua vẫn còn sống. Tất nhiên mùi vị thì vẫn ngon, nhưng khi bày lên đĩa nhìn lại không được đẹp mắt lắm.

Cách làm cua hấp bia thơm ngon

Nguyên liệu: 1 con cua Cà Mau, 1 lon bia, nửa củ hành tây, 1 mẩu gừng, 2 cọng sả, ớt, hành lá, rau mùi (tùy thích)

Cách chế biến

Hành tây lột vỏ, cắt múi cau. Gừng xắt lát. Sả ớt xắt lát xéo. Hành lá cắt khúc chừng 3-4cm. Rau mùi rửa sạch, để ráo dùng để bày cho đẹp.

Đặt cua lên đĩa sâu lòng. Rải gừng, sả, ớt, hành lá, hành tây lên trên. Rưới bia đẫm lên cua. Cho đĩa cua này vào nồi hấp, bật lửa lớn đun sôi. Từ lúc sôi bạn để thêm 10 phút ở lửa vừa nữa là được. 

Cua Cà Mau: Chọn thế nào cho chuẩn, chế biến sao cho ngon? - Ảnh 3.

Ảnh: Bách Hóa Xanh

Làm theo cách trên, món cua hấp có hương thơm của bia và các loại rau gia vị như hành, sả, gừng… rất hấp dẫn mà lại giữ nguyên được vị ngọt. Bia cũng giúp khử mùi tanh của cua rất tốt.

Cách làm cua hấp muối

Nguyên liệu: 1 con cua to, 150gr muối hạt, khoảng 2-3 cây sả to

Cách chế biến:

Bước 1: Cua chọc chết và cọ sạch. Sau đó bóc bỏ yếm cua, cọ sạch lại.

Bước 2: Sả đem rửa sạch rồi thái lát mỏng.

Cua Cà Mau: Chọn thế nào cho chuẩn, chế biến sao cho ngon? - Ảnh 4.

Bước 3: Bạn cho 1 lớp muối hạt vào nồi có đáy thật dày. Tiếp theo đó trải lớp sả đã chẻ nhỏ lên mặt muối. Cho cua lên trên lớp sả. Bật bếp hấp cua muối khoảng 20 phút, thấy cua chuyển màu đỏ gạch là chín. Trong quá trình hấp không nên mở vung nồi để đảm bảo giữ hơi nóng cho cua chín.

Cua Cà Mau hấp bia chấm với gì thì ngon?

Mách bạn công thức làm nước chấm không chỉ cua mà các loại hải sản đều ngon nhé. Tết sắp đến rồi, bạn làm nhiều rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được tới 2 tuần luôn đấy!

Nguyên liệu: 2 lon sữa đặc, 0,5 kg quất, 400g đường, 1 nhúm lá chanh, 0,5 bát muối hạt, 1 chút giấm gạo, ớt đỏ hoặc ớt xanh 250g – 500g (tuỳ sở thích ăn cay nhiều hay ít)

Cua Cà Mau: Chọn thế nào cho chuẩn, chế biến sao cho ngon? - Ảnh 4.

Ảnh: aFamily

Cách làm:

Vắt quất lấy nước cốt. Bỏ múi bên trong, giữ lại phần vỏ xanh. 

Cho vỏ quất cùng ớt vào xay (ớt bỏ hạt). Sau đó cho tiếp sữa đặc, muối hạt, lá chanh cắt nhỏ cùng 1 chút giấm gạo vào xay đều đến khi hỗn hợp nhỏ mịn, thành dạng đặc sệt

Cuối cùng cho nước cốt quất vào, xay thêm lần nữa cho đều là xong!

Lưu ý cho bạn:

– Khi hấp cua, độ ngon và ngọt của cua phụ thuộc rất nhiều vào thời gian hấp. Do đó bạn cần biết đích xác trọng lượng của cua. Cua nên hấp trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút tùy vào cua to hay nhỏ. Nếu cua to có thể hấp 15 – 20 phút.

– Cua hấp chín là khi đã chuyển màu đỏ gạch và có mùi thơm đặc trưng.

– Để hấp cua không bị rụng càng thì bạn dùng 1 cái đinh nhọn, cắm vào ức cua ở điểm đầu mút của yếm cua (có hình tam giác), đó là tim cua. Điều này sẽ làm chảy bớt chất dịch hoi trong máu cua (khi ăn sẽ không hoi và đắng) và cua sẽ đờ ra ngất. Cua ngất vừa giúp bạn dễ dàng rửa sạch khi luộc cũng sẽ không cựa làm ảnh hưởng tới cấu tạo (rụng chân) của cua khi chín.

– Bạn cũng có thể dùng nước dừa để có món cua hấp nước dừa thơm và đặc biệt hơn.

Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *