Tháng Một 6, 2025
cach bao quan thuc pham tuoi lau ngay tet 63ada0788981c

Cách bảo quản thực phẩm tươi lâu ngày Tết

Thành ngữ Việt Nam có câu “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”. Tết đến, dù nghèo khó đến đâu người ta cũng cố vay mượn, xoay xở để có thể đủ ăn trong ba ngày Tết.

Những bữa ăn ngày Tết thường có nhiều món, đủ chất và sang trọng hơn bữa ăn ngày thường.

Bảo quản thực phẩm tươi sống

Các thực phẩm tươi sống như thịt, cá cần được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh. Trước khi cho vào hộp hoặc túi ni lông, cần rửa sạch và cắt thành từng miếng vừa đủ. Đậy kín hộp và buộc chặt túi rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Khi chế biến thực phẩm cần được rã đông hoàn toàn và nhớ nấu hết thực phẩm đã rã đông. 

Cách bảo quản thực phẩm tươi lâu ngày Tết  - Ảnh 1.

Các thực phẩm tươi sống như thịt, cá cần được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh

Với rau xanh cần phải loại bỏ lá sâu, giập, cắt bỏ rễ và rửa sạch rồi cho vào túi thực phẩm buộc chặt và cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Riêng các loại củ quả thì bạn để nguyên, khi nào chế biến mới gọt vỏ và rửa. Nếu nó đã được bảo quản trong tủ lạnh thì khi mua về bạn cũng đưa vào tủ lạnh để bảo quản chúng. Những rau củ quả nào không gọt vỏ thì bạn phải rửa bằng nước muối loãng hay nước rửa rau quả chuyên dụng.

Bảo quản thức ăn nấu chín 

* Bánh chưng 

Sau khi luộc, bánh chưng cần được vớt ra và rửa sạch bằng nước lạnh cho hết nhựa, sau đó để ráo nước. Tiếp theo, chúng ta xếp bánh thành nhiều lớp và dùng vật nặng đè lên trong vài giờ để nước trong bánh thoát ra.

Cách bảo quản thực phẩm tươi lâu ngày Tết  - Ảnh 2.

Bánh chưng

Sau đó, cần bảo quản bánh ở nơi khô thoáng, không bụi bặm, ẩm thấp là có thể giữ và dùng được trong thời gian lâu hơn.

* Giò chả 

Để giò chả được tươi ngon trong thời gian dài cần bỏ hết lớp vỏ gói bên ngoài, tránh để thức ăn đổ nhớt. Nên đậy bằng rổ có nhiều lỗ thoáng nhỏ, nhưng tránh hơi gió. 

Giò chả nên dùng trong thời hạn 2 ngày, nếu chưa ăn kịp, nên luộc lại.

* Thịt đông 

Cách bảo quản tốt món thịt đông là nên chia thịt đông vào từng hộp nhỏ vừa đủ ăn cho mỗi bữa và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này vừa giữ nguyên hương vị món ăn vừa có thể kéo dài thời gian sử dụng món ăn này.

Cách bảo quản thực phẩm tươi lâu ngày Tết  - Ảnh 3.

Thịt đông

* Dưa hành, củ kiệu 

Dưa hành, củ kiệu nên để nơi thoáng mát và khô ráo. Nếu có nắng xuân, có thể phơi hành để dưa được giòn và lâu hỏng hơn. 

Dưa không nên để qua bữa và khi ăn cần rửa qua dưa hành bằng nước muối ấm rồi bóc bẹ ngoài, lấy phần trắng nõn để ăn. 

Cách bảo quản thực phẩm tươi lâu ngày Tết  - Ảnh 4.

Dưa hành, củ kiệu

Lưu ý, nếu không ăn hết, không được đổ lại vào hộp đựng vì nó đã tiếp xúc với không khí bên ngoài, có thể đã có vi khuẩn và lây lan cho cả vại dưa ngon.

* Măng khô 

Măng khô nếu muốn để lâu cần cho vào nồi nước đun sôi khoảng 30 phút, để lửa nhỏ, sau đó cắt bỏ những chỗ già và rửa sạch.

Dùng nước gạo hoặc nước đun sôi để nguội ngâm dùng dần, cứ 2 – 3 ngày thay nước một lần. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chỉ nên ngâm từng ít một, ăn trong 2 – 3 ngày, hết lại nấu tiếp để dùng.

* Các loại mứt 

Mứt cũng là một món ăn thường được sử dụng nhiều trong ngày Tết. Vì đặc tính chứa nhiều đường dễ chảy nước và nấm mốc nên để bảo quản mứt cần cho vào hộp đựng, phủ một lớp đường trắng lên trên (để hút ẩm bên trong) và gói kín lại.

Cách bảo quản thực phẩm tươi lâu ngày Tết  - Ảnh 6.

Mứt tết

Khi ăn, các bạn chỉ nên lấy ra một lượng nhỏ, tránh dồn những phần mứt còn thừa trở lại túi hay lọ. Đối với loại thực phẩm này, bạn không nên cho vào tủ lạnh vì khi bỏ ra ngoài sẽ hút ẩm, tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi phát triển.

Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *