Tháng Mười Hai 2, 2024
bun chat chat dan da o quang tri tung lot top 100 dac san tieu bieu cua viet nam 63178dac1da2e

Bún chắt chắt dân dã ở Quảng Trị từng lọt Top 100 đặc sản tiêu biểu của Việt Nam

Không chỉ là một vùng đất nổi tiếng về truyền thống hiếu học ở Quảng Trị, làng Mai Xá nằm bên dòng sông Hiếu hiền hòa còn là nơi sản sinh ra món bún chắt chắt nổi tiếng xa gần.

Bún chắt chắt dân dã ở Quảng Trị từng lọt Top 100 đặc sản tiêu biểu của Việt Nam - Ảnh 1.

Bún chắt chắt còn được gọi là bún hến Mai Xá. (Ảnh: myhyuk81)

Bún chắt chắt còn được biết với tên gọi là bún hến. Dẫu vậy, nguyên liệu chính dùng để làm ra món ăn này không phải hến mà là con chắt chắt. Đây là một loài vật có vẻ ngoài giống như hến, nhưng nhỏ và có màu đen sậm hơn, được người dân Mai Xá cào lên từ đáy sông Hiếu, sông Thạch Hãn.

Sau khi cào về, chắt chắt sẽ được ngâm nước gạo để nhả bớt cát và nhớt trong bụng, rồi được cho vào rổ chà để làm sạch lớp bùn bám ngoài vỏ. Chắt chắt sau đó được đem luộc qua, rồi đãi lấy thịt.

Bún chắt chắt dân dã ở Quảng Trị từng lọt Top 100 đặc sản tiêu biểu của Việt Nam - Ảnh 2.

Thịt chắt chắt dễ bị nhầm tưởng là hến. (Ảnh: Phạm Quyên)

Phần thịt chắt chắt sau khi lược bỏ vỏ sẽ ướp với gia vị rồi đem xào với hành mỡ đã phi cho săn và dậy mùi thơm. Nước luộc chắt chắt được lọc sạch và đun sôi lần nữa, sau đó nêm nếm và cho vào thêm vài lát gừng, dùng làm nước dùng bún.

Bún chắt chắt dân dã ở Quảng Trị từng lọt Top 100 đặc sản tiêu biểu của Việt Nam - Ảnh 3.

Thịt chắt chắt xào thơm và bánh đa ăn kèm. (Ảnh: Thu Hường Nguyễn)

Cách thưởng thức bún chắt chắt cũng không giống như các loại bún thông thường mà được trình bày như một bữa tiệc nhỏ với nhiều thành phần bao gồm: một tô nước dùng tỏa khói ấm nồng, tô bún tươi trắng ngần, dĩa thịt chắt chắt cùng đậu phộng rang thơm lừng, rau sống, bánh đa giòn rụm và chén muối chấm đặc biệt bắt mắt.

Bún chắt chắt dân dã ở Quảng Trị từng lọt Top 100 đặc sản tiêu biểu của Việt Nam - Ảnh 4.

Một phần bún chắt chắt được bày biện công phu. (Ảnh: Visit Quang Tri)

Muối ớt gừng cay nồng là thành phần ăn kèm không thể thiếu khi thưởng thức bún chắt chắt. Nguyên liệu để làm ra phần muối bao gồm muối hạt, ớt trái, mì chính và gừng tươi được giã đều, sau đó cho thêm tiêu xanh nguyên hạt vào.

Bún chắt chắt dân dã ở Quảng Trị từng lọt Top 100 đặc sản tiêu biểu của Việt Nam - Ảnh 5.

Muối ớt gừng là thứ không thể thiếu khi thưởng thức bún chắt chắt. (Ảnh: myhyuk81)

Khi ăn, thực khách sẽ múc thịt chắt chắt vào tô bún, thêm rau thơm, muối ớt gừng và bánh đa vào tô, trộn đều rồi chan thêm ít nước dùng.

Chậm rãi thưởng thức từng đũa bún, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm của chắt chắt quyện cùng sự thanh mát của rau thơm và chút vị cay nồng của gừng ớt. Món ăn mang đậm hương vị của vùng quê Mai Xá bình dị, dân dã mà vô cùng bổ dưỡng, hấp dẫn.

Bún chắt chắt dân dã ở Quảng Trị từng lọt Top 100 đặc sản tiêu biểu của Việt Nam - Ảnh 6.

Tô bún ngọt thơm vị chắt chắt. (Ảnh: camvan3097)

Bún chắt chắt dân dã ở Quảng Trị từng lọt Top 100 đặc sản tiêu biểu của Việt Nam - Ảnh 7.

Món ăn bình dị nhưng không kém phần hấp dẫn này đã trở thành món ăn không thể bỏ qua khi nhắc đến ẩm thực Quảng Trị. (Ảnh: Thu Hường Nguyễn)

Bún chắt chắt cũng vinh dự được công nhận nằm trong danh sách “Top 100 món ăn ẩm thực, đặc sản tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016” do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) trao tặng.

Là niềm tự hào của ẩm thực miền quê Quảng Trị, bún chắt chắt không chỉ chinh phục người dân địa phương mà còn được nhiều du khách phương xa tìm đến để thưởng thức.

Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *