Tháng Mười Hai 2, 2024

Ăn gì để ‘giải ngán’ những ngày Tết?

Các món nộm, gỏi, salad…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại gỏi, nộm có vị chua vừa giúp bạn tiêu hóa tốt, cũng vừa là một trong những loại thực phẩm chống ngán hiệu quả. Một số món ăn điển hình như hành củ muối chua, dưa muối chua, cóc ngâm chua ngọt, gỏi bò bóp thấu, nộm tôm thịt… với vị tươi ngọt của nguyên liệu, vị chua ngọt và cay cay sẽ kích thích vị giác của bạn trong những bữa cỗ ngày Tết thịnh soạn. Những món đồ chua, gỏi khi dùng kèm với bánh chưng, bánh tét… ăn vào cũng rất lạ miệng.

Rau luộc

Ngoài ra, không thể thiếu các loại rau củ luộc như cải ngọt, rau muống, bắp cải, súp lơ xanh, mồng tơi… cũngsẽ giúp bạn có cảm giác ngon miệng hơn bên cạnh những món ăn ngày Tết nhiều dầu mỡ, tinh bột.

Bên cạnh đó, các loại rau cũng giúp cơ thể bổ sung chất xơ, hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn trong những ngày Tết.

Canh chua

Các món ăn chống ngán dịp Tết đặc biệt hữu hiệu phải kể đến chính là canh chua (nấu cá, xương…), canh cua đồng (ăn với bún, cơm, rau sống), canh đậu phụ… vừa dễ ăn, vừa giúp cơ thể lấy lại sự cân bằng.

Nước ép hoa quả

Những thức uống giúp người thân nhanh chóng thoát chứng ngán ăn như nước ép cà chua, nước chanh, nước ép cà rốt, nước ép dưa chuột, dưa leo, nước ép đu đủ… bởi chúng rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tinh thần luôn vui vẻ và sảng khoái trong những ngày đầu năm mới.

Sữa chua

Sữa chua không chỉ giúp chống ngán mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hoá tốt và phòng chống nhiều bệnh trong mùa Tết.

Cẩn trọng trong kết hợp thực phẩm

Ngoài ra, mọi người cũng cần lưu ý kết hợp đúng thực phẩm. Do lượng thực phẩm và món ăn trong Tết rất nhiều nên sẽ có những món ăn không hợp nhau, thậm chí kỵ nhau. Nếu kết hợp bất cẩn, bạn có thể bị tiêu chảy.

Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người có thể kết hợp theo công thức: Béo đi với chua (bánh chưng ăn cùng dưa hành, thịt mỡ ăn kèm với dưa bẹ), đạm đi với cay (thịt gà chấm muối tiêu), lạnh đi với ấm nóng (canh thịt nấu với chút gừng) bạn sẽ thấy hết ngán. Cũng cần lưu ý những thức ăn, đồng uống mang tính hàn, lạnh hay nguội cũng sẽ làm tăng nhu động ruột và tăng tiết dịch tiêu hóa, vì vậy không nên đi liền với nhau.

Bên cạnh đó, mọi người cũng cần phải ăn hài hòa; ăn đủ nhóm thực phẩm, đừng chỉ ăn mỗi thịt cá, cần ăn cả rau củ trong bữa ăn…

Có như vậy, chúng ta mới có thể tận hưởng trọn vẹn những bữa cơm bên gia đình và người thân thật đầm ấm, yên vui trong những ngày đầu Xuân năm mới, song vẫn đảm bảo được sức khỏe, cảm nhận được hương vị Tết trong từng món ngon mang đậm nét riêng có của văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version