Sáng ngày 25/5, Vườn Quốc gia Vũ Quang (“Vườn Di sản ASEAN” tại tỉnh Hà Tĩnh) thông báo về việc phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương ở tỉnh Ninh Binh tái thả 51 động vật hoang dã về môi trường tự nhiên. Cũng trong đợt này, Vườn Quốc gia Vũ Quang còn tái thả 5 cá thể động vật hoang dã được chăm sóc tại đơn vị.Trong số những động vật hoang dã được Vườn Quốc gia Vũ Quang và Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả về môi trường tự nhiên lần này có một số loài quý hiếm. Điển hình là 11 cá thể khỉ đuôi lợn, 20 cá thể rùa bốn mắt và 20 cá thể rùa đầu to.Cụ thể, khỉ đuôi lợn (tên khoa học là Macaca leonica) thuộc nhóm IIB, nhóm nguy cấp quý hiếm. Tên gọi của loài khỉ này xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn. Khỉ đuôi lợn phân bố chủ yếu ở Việt Nam, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Thái Lan.Loài khỉ đuôi lợn là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ Cercopithecidae. Chúng có bộ lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm và hai bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.Thức ăn của khỉ đuôi lợn chủ yếu là quả và hạt. Chúng thường kiếm ăn vào ban ngày ở các khu vực như thung lũng, rừng thưa…Khỉ đuôi lợn sống thành đàn với số lượng trung bình từ 10 – 12 con. Tuy nhiên, một số đàn đông hơn khi số cá thể có thể lên đến 40 con hoặc nhiều hơn.Tương tự khỉ đuôi lợn, rùa 4 mắt (tên khoa học là Sacalia quadriocellata) thuộc nhóm IIB, được quy định trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Loài rùa 4 mắt được xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng từ năm 1939.Trong khi đó, rùa đầu to (tên khoa học là Platysternon megacephalum) thuộc nhóm IB, là loài động vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Loài rùa này sinh sống ở vùng núi tại một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma, Campuchia và tại Trung Quốc.Khác với nhiều loài rùa khác, rùa đầu to không thể rụt cổ vào trong mai để tự vệ. Thế nhưng, đầu của loài rùa này có mảnh sừng rất cứng cũng như có xương sọ dày và đặc. Thêm nữa, rùa đầu to có khả năng leo trèo rất giỏi.Ban ngày rùa đầu to ẩn mình bên dưới các tảng đá ở khe suối, nơi có dòng nước chảy chậm. Chúng khá thích phơi nắng trên bờ suối và chỉ đi kiếm ăn vào lúc trời chập tối hay ban đêm.Thức ăn chủ yếu của rùa đầu to là các động vật không xương sống hay động vật thân mềm, giun đất, giáp xác nhỏ.Mời độc giả xem video: Tiêu Điểm: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.
Sáng ngày 25/5, Vườn Quốc gia Vũ Quang (“Vườn Di sản ASEAN” tại tỉnh Hà Tĩnh) thông báo về việc phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương ở tỉnh Ninh Binh tái thả 51 động vật hoang dã về môi trường tự nhiên. Cũng trong đợt này, Vườn Quốc gia Vũ Quang còn tái thả 5 cá thể động vật hoang dã được chăm sóc tại đơn vị.
Trong số những động vật hoang dã được Vườn Quốc gia Vũ Quang và Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả về môi trường tự nhiên lần này có một số loài quý hiếm. Điển hình là 11 cá thể khỉ đuôi lợn, 20 cá thể rùa bốn mắt và 20 cá thể rùa đầu to.
Cụ thể, khỉ đuôi lợn (tên khoa học là Macaca leonica) thuộc nhóm IIB, nhóm nguy cấp quý hiếm. Tên gọi của loài khỉ này xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn. Khỉ đuôi lợn phân bố chủ yếu ở Việt Nam, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Thái Lan.
Loài khỉ đuôi lợn là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ Cercopithecidae. Chúng có bộ lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm và hai bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.
Thức ăn của khỉ đuôi lợn chủ yếu là quả và hạt. Chúng thường kiếm ăn vào ban ngày ở các khu vực như thung lũng, rừng thưa…
Khỉ đuôi lợn sống thành đàn với số lượng trung bình từ 10 – 12 con. Tuy nhiên, một số đàn đông hơn khi số cá thể có thể lên đến 40 con hoặc nhiều hơn.
Tương tự khỉ đuôi lợn, rùa 4 mắt (tên khoa học là Sacalia quadriocellata) thuộc nhóm IIB, được quy định trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Loài rùa 4 mắt được xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng từ năm 1939.
Trong khi đó, rùa đầu to (tên khoa học là Platysternon megacephalum) thuộc nhóm IB, là loài động vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Loài rùa này sinh sống ở vùng núi tại một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma, Campuchia và tại Trung Quốc.
Khác với nhiều loài rùa khác, rùa đầu to không thể rụt cổ vào trong mai để tự vệ. Thế nhưng, đầu của loài rùa này có mảnh sừng rất cứng cũng như có xương sọ dày và đặc. Thêm nữa, rùa đầu to có khả năng leo trèo rất giỏi.
Ban ngày rùa đầu to ẩn mình bên dưới các tảng đá ở khe suối, nơi có dòng nước chảy chậm. Chúng khá thích phơi nắng trên bờ suối và chỉ đi kiếm ăn vào lúc trời chập tối hay ban đêm.
Thức ăn chủ yếu của rùa đầu to là các động vật không xương sống hay động vật thân mềm, giun đất, giáp xác nhỏ.
Mời độc giả xem video: Tiêu Điểm: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.