Tháng Một 8, 2025

Vì sao Triệu Vân xin Lưu Bị tha chết cho 1 viên tướng của Tào Tháo?

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung, Triệu Vân (hay Triệu Tử Long) mới đầu theo Công Tôn Toản, sau về phò trợ cho Lưu Bị.

Vì tấm lòng trung thành mà Triệu Vân luôn được Lưu Bị tin tưởng, chức vụ tuy không cao nhưng sự trọng dụng mà ông có được là thứ mà nhiều tướng lĩnh khác không có được. Triệu Vân là người giữ chức vụ thống lĩnh cấm quân, chỉ có những tướng lĩnh vô cùng tin tưởng mới được giao cho trọng trách bảo vệ nơi ở của đế vương như vậy.

Triệu Vân được Lưu Bị rất tin tưởng. Ảnh: Sohu

Nhưng ít ai biết rằng, trong đời phò tá Lưu Bị của mình, Triệu Vân từng xin Lưu Bị tha cho mạng cho một viên tướng của Tào Tháo.

Theo sử liệu, khoảng trước năm 204, Triệu Vân theo Lưu Bị khởi binh từ Tân Dã đi đánh Tào Tháo, qua Nam Dương và Bác Vọng, Trường Sơn (tức núi Phương Thành), sau đó đến huyện Diệp ở phía tây nam Hứa Xương. Tướng của Tào Tháo trấn thủ huyện Diệp là Hạ Hầu Đôn, Vu Cấm và Lý Điển. Lưu Bị đánh huyện Diệp không nổi phải rút lui.

Hạ Hầu Đôn mang quân truy kích, Lưu Bị đặt phục binh ở gò Bác Vọng. Triệu Vân tham chiến đánh bại Hạ Hầu Đôn và Vu Cấm, bắt sống bộ tướng của Hạ Hầu Đôn là Hạ Hầu Lan. Hạ Hầu Đôn phải lui binh, còn Lưu Bị cũng không truy kích tiếp, rút về Tân Dã.

Hạ Hầu Lan vốn là người cùng làng với Triệu Vân, từ nhỏ là bạn ông, vì vậy ông xin với Lưu Bị tha chết cho Hạ Hầu Lan. Lưu Bị đồng ý.

Triệu Vân tuy vì bạn xin hộ nhưng không coi Hạ Hầu Lan là người thân tín, mà nói rõ cho Hạ Hầu Lan biết nguyên tắc tiến cử việc trong quân. Mọi người đều xem trọng ông là người suy xét thận trọng. 

Người đời sau xem Triệu Vân là tấm gương tiêu biểu về lòng trung thành của một vị tướng. Triệu Vân phục vụ nhà Thục Hán suốt hơn 30 năm, một lòng tận trung không đổi, đã từng 2 lần cứu được Hậu chủ Lưu Thiện .

Các nhà nghiên cứu nhận định, Triệu Vân có cung cách sống rất mẫu mực, không hoang phí xa xỉ, ra ngoài thì cư xử hòa nhã, vào triều thì không gây bè kết phái.

Trong Tam quốc chí của sử gia Trần Thọ có chép: “Triệu Vân chẳng bao giờ nhờ vả người thân gần, mưu tính thận trọng tuỳ từng việc. Tiên chủ vào Ích Châu, Vân lĩnh chức Tư mã đốc trách việc giữ quân doanh… Tiên chủ thấy Vân nghiêm nghị cẩn trọng, tác phong đường hoàng, mới giao cho đặc trách chưởng quản nội sự”.

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, nhà văn La Quán Trung đã hư cấu ra việc trận Bác Vọng có nhân vật Gia Cát Lượng tham gia với tư cách quân sư, dàn trận và bày mưu kế.

Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version