Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Weizmann (Israel) cho biết, cầy Mangut không “hề hấn” gì khi bị rắn hổ mang cắn là do loài này có một thụ thể acetylcholine đột biến.Thụ thể acetylcholine của cầy Mangut, giống như loài rắn, bị đột biến nhẹ để nọc độc bị bật ra khỏi các tế bào cơ, khiến chúng không bị trúng độc. Khi tấn công rắn hổ mang, cầy Mangut thường dựng đứng phần đuôi khiến con rắn độc bối rối.Nhím Hedgehog có bộ lông đầy gai nhọn, cộng với khả năng miễn dịch nọc độc của rắn nên loài này có thể tấn công gây thương tích rồi tiếp cận và cắn nát cổ con rắn.Ngoại trừ khu vực mõm thì gần như loài nay “miễn nhiễm” với rắn.Lửng mật cũng là loài mà rắn hổ mang “ngao ngán” khi đụng phải. Loài động vật này là khắc tinh của rắn hổ mang nói riêng và rắn độc nói chung nhờ 2 yếu tố: lớp da dày, cứng và hệ miễn dịch đặc biệt.Các nhà làm phim về thế giới động vật đã chứng kiến cảnh lửng mật bị rắn hổ lục và rắn lục phì cắn làm nó lịm đi, tưởng chết. Tuy nhiên, chỉ 2 giờ sau, nó đã tỉnh dậy và… khỏe mạnh bình thường.Diều săn rắn là loài chim cao, sống ở vùng đồng bằng châu Phi. Khi ăn rắn, diều săn rắn sử dụng phần chân dài, có vảy cứng, nhiều lông của mình để ngăn không cho con rắn cắn lại.Cảnh chim Sagittarius serpentarius bắt rắn cũng rất kỳ lạ: Nó tóm lấy con rắn bằng những móng chân chắc khỏe và đập đầu con rắn cho đến chết, đồng thời tự bảo vệ mình khỏi bị cắn bằng đôi cánh to lớn đầy lông.Chim đại bàng là một loài chim ăn thịt, với món mồi yêu thích là rắn và các loài chim khác.Trên thực tế nhiều lần các nhà khoa học đã ghi nhận những cuộc tử chiến của đại bàng và rắn hổ mang, kết quả phần thắng đã thuộc về đại bàng.Một số loài động vật khác có thể tấn công rắn hổ mang khi có cơ hội là: cá sấu, diều hâu… Con người cũng là giống loài săn bắt rắn hổ mang vì mục đích thương mại. Thậm chí, rắn hổ mang phải dè chừng bởi loài rắn độc lớn nhất thế giới: Rắn hổ mang chúa.Nhiều người thường nói, lợn cũng là một trong những khắc tinh của loài rắn, khi gặp hang rắn sẽ không bỏ qua mà đào bắt cho kỳ được. Thậm chí, rắn khi nhìn thấy lợn thì sợ mất vía, chỉ còn biết cuộn tròn lại.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Weizmann (Israel) cho biết, cầy Mangut không “hề hấn” gì khi bị rắn hổ mang cắn là do loài này có một thụ thể acetylcholine đột biến.
Thụ thể acetylcholine của cầy Mangut, giống như loài rắn, bị đột biến nhẹ để nọc độc bị bật ra khỏi các tế bào cơ, khiến chúng không bị trúng độc. Khi tấn công rắn hổ mang, cầy Mangut thường dựng đứng phần đuôi khiến con rắn độc bối rối.
Nhím Hedgehog có bộ lông đầy gai nhọn, cộng với khả năng miễn dịch nọc độc của rắn nên loài này có thể tấn công gây thương tích rồi tiếp cận và cắn nát cổ con rắn.
Ngoại trừ khu vực mõm thì gần như loài nay “miễn nhiễm” với rắn.
Lửng mật cũng là loài mà rắn hổ mang “ngao ngán” khi đụng phải. Loài động vật này là khắc tinh của rắn hổ mang nói riêng và rắn độc nói chung nhờ 2 yếu tố: lớp da dày, cứng và hệ miễn dịch đặc biệt.
Các nhà làm phim về thế giới động vật đã chứng kiến cảnh lửng mật bị rắn hổ lục và rắn lục phì cắn làm nó lịm đi, tưởng chết. Tuy nhiên, chỉ 2 giờ sau, nó đã tỉnh dậy và… khỏe mạnh bình thường.
Diều săn rắn là loài chim cao, sống ở vùng đồng bằng châu Phi. Khi ăn rắn, diều săn rắn sử dụng phần chân dài, có vảy cứng, nhiều lông của mình để ngăn không cho con rắn cắn lại.
Cảnh chim Sagittarius serpentarius bắt rắn cũng rất kỳ lạ: Nó tóm lấy con rắn bằng những móng chân chắc khỏe và đập đầu con rắn cho đến chết, đồng thời tự bảo vệ mình khỏi bị cắn bằng đôi cánh to lớn đầy lông.
Chim đại bàng là một loài chim ăn thịt, với món mồi yêu thích là rắn và các loài chim khác.
Trên thực tế nhiều lần các nhà khoa học đã ghi nhận những cuộc tử chiến của đại bàng và rắn hổ mang, kết quả phần thắng đã thuộc về đại bàng.
Một số loài động vật khác có thể tấn công rắn hổ mang khi có cơ hội là: cá sấu, diều hâu… Con người cũng là giống loài săn bắt rắn hổ mang vì mục đích thương mại. Thậm chí, rắn hổ mang phải dè chừng bởi loài rắn độc lớn nhất thế giới: Rắn hổ mang chúa.
Nhiều người thường nói, lợn cũng là một trong những khắc tinh của loài rắn, khi gặp hang rắn sẽ không bỏ qua mà đào bắt cho kỳ được. Thậm chí, rắn khi nhìn thấy lợn thì sợ mất vía, chỉ còn biết cuộn tròn lại.