Tháng Mười Hai 2, 2024
them bang khong lo o nam cuc sup do tham hoa co xay ra 628c9d597c44d

Thềm băng khổng lồ ở Nam Cực sụp đổ, thảm họa có xảy ra?

Các nhà khoa học cho biết, một thềm băng có kích thước bằng thành phố New York đã sụp đổ ở phía Đông Nam Cực, một khu vực từ lâu được cho là ổn định và không bị ảnh hưởng nhiều bởi biến đổi khí hậu.Trong khi họ không mong đợi những tác động đáng kể do hậu quả của sự kiện này, nhưng tình trạng băng tan ở khu vực lịch sử vốn ổn định này có thể là một dấu hiệu báo trước về những điều sắp xảy ra.Các bức ảnh vệ tinh cho thấy sự biến mất đột ngột của Thềm băng Conger ở phía Đông Nam Cực: “Thềm băng Glenzer Conger có lẽ đã ở đó hàng nghìn năm và nó đã không bao giờ ở đó nữa”, nhà băng học Đại học Minnesota Peter Neff nói với tờ NPR. Vốn dĩ thềm băng này đã dần thu hẹp kể từ những năm 1970, nhưng sự tan chảy tăng tốc đã dẫn đến sự sụp đổ đột ngột và bất ngờ của nó mới đây.Được biết, vùng Nam Cực được chia thành Đông và Tây Nam Cực, với Dãy núi Xuyên Cực ngăn cách hai nửa. Ở Tây Nam Cực, băng không ổn định hơn ở phía Đông, do đó, băng tan và các thềm băng sụp đổ thường xuyên được quan sát thấy.Tuy nhiên, Đông Nam Cực là một trong những địa điểm lạnh nhất và khô hạn nhất trên hành tinh Trái đất, và do đó, sự sụp đổ của Thềm băng Glenzer Conger là điều chưa từng xảy ra ở đó.Theo hãng tin AP, thềm băng Glenzer Conger có diện tích bề mặt khoảng 1.200 km vuông, đây là vụ sụp đổ thềm băng lớn đầu tiên ở Đông Nam Cực trong lịch sử loài người.Sự sụp đổ thềm băng này xảy ra trong thời kỳ nhiệt độ cao bất thường trong khu vực. Trạm Concordia, một cơ sở nghiên cứu Nam Cực nằm ở phía đông của lục địa, đã báo cáo nhiệt độ tăng hơn 40 độ C vào ngày mà thềm băng sụp đổ, cao kỷ lục so với mức bình thường trong khu vực.Theo báo cáo của The Guardian, nhiệt độ cao bất thường này là kết quả của một “dòng đối lưu nhiệt trong khí quyển”, một luồng không khí ẩm và ấm đã giữ nhiệt trong khu vực.Nhà khoa học hành tinh của NASA, Catherine Colello Walker đã suy đoán trên Twitter rằng, sức nóng do một sự kiện dòng đối lưu nhiệt trong khí quyển gần đây mang lại đã góp phần vào sự sụp đổ đột ngột của thềm băng.Trong khi các nhà khoa học không mong đợi bất kỳ hậu quả lớn nào do tác động trực tiếp của sự sụp đổ Thềm băng Conger, họ cũng cảnh báo rằng đây có thể là sự khởi đầu của một xu hướng đáng lo ngại.Theo Catherine Colello Walker, các thềm băng là phần mở rộng của các tảng băng khổng lồ, đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế băng trong đất liền tiếp xúc với dòng nước biển ấm. Nếu không có chúng, băng trong đất liền tan chảy nhanh hơn vào đại dương, cuối cùng chúng có thể là động lực chính khiến mực nước biển dâng cao trong những thập kỷ tới.


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *