Tháng Một 8, 2025

Thành phố mất tích 3.500 năm trước bỗng trồi lên từ giữa lòng sông

Đầu năm nay, khi hạn hán khiến mực nước sông Tigris khô hạn, một thành phố cổ đại bỗng hiện ra ngay giữa lòng sông khiến các nhà khảo cổ đã vội vã khai quật, nghiên cứu trước khi nước quay trở lại.Theo nhà khảo cổ Hasan Qasim, Chủ tịch Tổ chức Khảo cổ học Kurdistan, thành viên nhóm nghiên cứu, địa điểm này là một trung tâm quan trọng của Đế chế Mittani.Khu định cư xây bằng tường gạch này bao gồm một cung điện, nhiều tòa tháp và các tòa nhà cao tầng cũng như các cấu trúc to lớn khác. Nó có thể là đại diện cho thị trấn cổ Zakhikhu, một trung tâm thương mại trong lòng vương quốc Mitanni.Thành đô Zakhiku từng là ngôi sao sáng của cổ vương quốc Mittani, trong thời kỳ đế chế này phát triển mạnh bên bờ sông Tigris từ năm 1550 đến năm 1350 trước Công Nguyên. Nó được coi như một “Atlantis” của vùng Tây Nam Á.Tàn tích thời kỳ đồ đồng này xuất hiện giữa một địa điểm khảo cổ có tên là Kemune, là khu vực chứa nhiều di tích khác của Đế chế Mittani (có văn bản viết là Đế chế Mitanni).Sự hiện diện của thành phố ở sông Tigris từ lâu đã được xác định, nhưng các nhà khảo cổ chỉ có thể chờ đợi hạn hán để tiếp cận nó. Một phần nhỏ của thành phố đã hiện ra trong trận hạn hán năm 2018.Trận hạn hán đã giúp phát hiện một cung điện đã mất với những bức tường và phòng cao tận 7 m được trang trí công phu bằng tranh tường. Đợt hạn hán khốc liệt hơn của năm nay đã giúp họ tìm thấy phần còn lại, thậm chí lập bản đồ thành phố.Ngoài nhà dân và đường sá, đô thành trong truyền thuyết này còn bao gồm một khu liên hợp công nghiệp và một cơ sở lưu trữ nhiều tầng có khả năng chứa hàng hóa từ khắp nơi trong khu vực, theo một tuyên bố mới từ Đại học Tübingen – Đức, đơn vị dẫn đầu cuộc khai quật.Đó là những cấu trúc hoàn toàn đáng kinh ngạc trong một thành phố được xây dựng hơn 1.500 năm trước Công Nguyên, giai đoạn mà nhiều nơi khác trên thế giới vẫn còn chìm trong thời đại đồ đá mông muội.Khu vực Zakhikhu đã bị phá hủy hoàn toàn bởi một trận động đất vào khoảng năm 1350 trước Công nguyên. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hơn 100 tấm bảng hình nêm, một số vẫn bị vùi trong đất sét, có ghi niên đại của thời kỳ ngay sau thảm họa này xảy ra.Những dòng chữ này có thể cung cấp thông tin giá trị về sự di cư của xã hội loài người và thời kỳ kết thúc của kỷ nguyên Mittani.Phát hiện một lần nữa chứng minh nền văn minh phát triển như vượt thời gian của những con người kỳ diệu sinh sống ở khu vực Lưỡng Hà, một trong những cái nôi của văn minh nhân loại.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version