Tháng Một 8, 2025

“Thạch sùng” nửa mét đột nhập nhà dân ở TP.HCM: Loài cực hiếm!

Cách đây không lâu, ông Đặng Văn Ka, ngụ phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân phát hiện trong nhà mình có một con vật lạ, nhìn giống như thạch sùng khổng lồ nên đã bắt nhốt lại vào lồng.Sau khi tìm hiểu, đây chính là một con kỳ đà vân nặng 1,3 kg, dài khoảng 80 cm, có thân màu xám, rải rác các đốm vàng nhỏ. Đây là động vật thuộc IB trong danh mục động vật nguy cấp quý hiếm.Vì vậy ông đã lập tức báo cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đề nghị được bàn giao với mong muốn nó sẽ được trở về với tự nhiên. Ngày 12/6, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đã tiếp nhận cá thể kỳ đà này.Thời điểm tiếp nhận, con vật khỏe mạnh được đưa về trung tâm cứu hộ rồi tái thả về tự nhiên. Kỳ đà vân có tên khoa học là Varanus bengalensis, loài kỳ đà cỡ lớn sống trên cạn, phân bố chủ yếu ở vùng Nam Á và Đông Nam Á.Có thể nói hình dáng của loài kỳ đà này giống như một con thạch sùng hay kỳ nhông cỡ lớn. Kỳ đà vân có cái cổ và đuôi dài, bộ chân khỏe, tứ chi phát triển. Chiếc đầu hình tam giác và nhọn dần về phía mõm, thân hình trông khá nặng nề.Một cá thể kỳ đà vân trưởng thành thường phủ một lớp vảy màu xám hoặc xám xanh và bên dưới có lỗ để tiết dịch. Trên thân của chúng có các vân màu đậm chạy ngang cơ thể. Các vân này phân bố trên khắp cơ thể, từ đầu cho đến hết phần đuôi tạo nên vẻ ngoài lốm đốm.Lưỡi của chúng có cấu tạo giống như lưỡi của rắn với phần đầu được chẻ làm đôi. Chức năng chính của lưỡi con kỳ đà vân là đánh hơi con mồi và không đóng góp nhiều trong việc vận chuyển thức ăn xuống cổ họng.Một con kỳ đà vân trưởng thành thường có khoảng 101 chiếc răng và chúng có thể mọc thay thế nếu có bất kỳ răng nào bị hỏng. Mặc dù có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra dịch tiết dưới răng của kỳ đà vân có nọc độc nhưng hiện nay vẫn chưa có báo cáo nào về tác hại của độc tính này đối với cơ thể con người.Sinh vật này thường sống đơn độc trên mặt đất, tuy nhiên có một số trường hợp kỳ đà vân được nhìn thấy trên cây. Phần lớn thời gian ban ngày của chúng dùng để di chuyển và tìm kiếm con mồi.Ở Việt Nam, kỳ đà vân được tìm thấy ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đắc Lắc, đảo Phú Quốc, Côn Đảo,…Không giống như các loài thuộc họ thằn lằn khác, kỳ đà vân có khả năng thích ứng với nhiều môi trường sống khác nhau. Chúng có thể sinh sống ở các vùng sa mạc, khu rừng nhiệt đới và thậm chí là ở những vùng có mùa đông.Hiện nay, kỳ đà vân đã được liệt kê trong danh sách bị đe dọa của IUCN và thuộc nhóm IIB trong Sách Đỏ Việt Nam. Mặc dù kỳ đà vân trưởng thành này có rất ít kẻ thù trong tự nhiên, nhưng con người mới là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng số lượng của loài này giảm nhanh chóng.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version