Tháng Một 8, 2025
tha 20 ca the dong vat ve rung hoang lien toan loai quy hiem 62b50000333c6

Thả 20 cá thể động vật về rừng Hoàng Liên: Toàn loài quý hiếm!

Vào sáng 23/6, Trung tâm Cứu hộ và bảo tồn phát triển thực vật Hoàng Liên, thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) tiến hành thả 20 cá thể động vật hoang dã về rừng Hoàng Liên, ở thị xã Sa Pa.Theo ông Nguyễn Hữu Hạnh, Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên cho biết, những cá thể động vật hoang dã này được các tổ chức và cá nhân bàn giao cũng như được đơn vị cứu hộ thành công, đủ điều kiện tái thả về môi trường tự nhiên.20 cá thể động vật hoang dã được thả về rừng tự nhiên đợt này gồm: 3 cá thể cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), 5 cá thể rùa đầu to (Platysternon megacephalum), 6 cá thể cầy vòi mốc (Paguma larvata), 2 cá thể mèo rừng (Prionailurus bengalensis) và 4 cá thể trăn đất (Python molurus).Trong đó, cu li nhỏ có lông mềm mại, màu hung nâu xen kẽ ít lông trắng bạc. Dọc sống mũi của chúng có vết trắng, còn dọc sống lưng có vết hoe đỏ thẫm. Thức ăn khoái khẩu của chúng là quả, lá nõn cây, côn trùng, trứng chim, chim non.Cu li nhỏ được xếp vào danh mục các loài động vật rừng có nguy cơ bị tuyệt chủng nên nằm trong danh sách được bảo tồn và nghiêm cấm khai thác, đánh bắt, nuôi nhốt bất hợp pháp, sử dụng vì mục đích thương mại.Rùa đầu to (Platysternon megacephalum) là loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB theo quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.Theo các chuyên gia, loài rùa này có đầu to, không thụt vào trong mai như nhiều loại rùa khác. Bên đầu của rùa có một vệt vàng nhạt chạy từ mắt đến cổ, mỏ to, mai màu xám, bụng màu vàng nhạt, đuôi dài và to gần bằng dài thân. Thức ăn chủ yếu là cá nhỏ, thân mềm, cua, giun đất và những động vật không xương sống khác.Cá thể cầy vòi mốc trưởng thành có thể nặng từ 6 – 9 kg, chiều dài thân 650 – 75mm và dài đuôi 535 – 660mm.Cầy vòi mốc năm trong Sách đỏ thế giới (UICN) và là một trong những loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ.Mèo rừng (Prionailurus bengalensis) là động vật nguy cấp quý hiếm, xếp trong nhóm IIB, Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.Cá thể mèo rừng có đuôi dài hơn 1/2 chiều dài thân – đầu, lông màu vàng nhạt với nhiều đốm đen lớn. Chúng có thể đạt trọng lượng thân từ 3 – 5 kg, chiều dài đuôi từ 23 – 40 cm, chiều dài thân – đầu từ 45-63 cm. Loài này đẻ 1 lứa/năm. Thức ăn chủ yếu của mèo rừng là thịt, côn trùng. Thực vật chỉ là một phần nhỏ trong chế độ ăn uống của nó.Trăn đất (Python molurus) là một trong 3 loài trăn sinh sống tại Việt Nam được đưa vào danh lục các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.Khi trưởng thành, cá thể trăn đất có thể đạt chiều dài cơ thể trung bình từ 4 – 6m. Tuy nhiên, một số con trăn đất có thể dài tới 8m và nặng hơn 100 kg. Chúng thường sống ở những nơi đầm lầy, rừng tràm, rừng sú vẹt ngập nước. Thức ăn của loài này gồm: hươu nai, chim, ếch nhái, bò sát…Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *