Khoảng 21 giờ ngày 3/6, anh Phan Văn Tú, trú ở Tổ dân phố 3, thị trấn Nông Trường Việt Trung, huyện Bố Trạch bỗng phát hiện một sinh vật lạ đang nằm trên cánh cửa nhà mình.Sau khi đến gần và phát hiện đây là một con cu li, anh đã đưa vào nhà chăm sóc và trình báo với Trạm Kiểm lâm Sông Dinh. Vì đây là động vật thuộc nhóm IB động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nên anh Phan Văn Tú đã tự nguyện đưa cu li đến giao nộp cho Trạm kiểm lâm Sông Dinh.Tại thời điểm giao nộp, con cu li có trọng lượng 0,3kg, hoạt động nhanh nhẹn, tình trạng sức khỏe bình thường. Trạm Kiểm lâm Sông Dinh đã liên hệ với Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng để làm thủ tục chuyển giao cá thể cu li trên về Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật chăm sóc, nuôi dưỡng và tái thả tự nhiên.Cu li (tên khoa học Nycticebus pygmaeus, họ cu li Loricidae, bộ linh trưởng Primates) được xếp vào danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vào mục đích thương mại.Việt Nam có hai loài là cu li lớn Nycticebus coucang và cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus. Chúng thường sống ở rừng xanh nguyên sinh hoặc thứ sinh. Loài này thường kiếm ăn ban đêm với thức ăn chủ yếu là côn trùng, bọ cánh cứng, nhựa cây đóng cục.Là động vật hoạt động về đêm, ban ngày chúng thường cuộn tròn mình lại ngủ trong lùm cây, ban đêm mới mò ra kiếm ăn. Do tập tính ăn đêm, cu li có đôi mắt to với khả năng nhìn tốt trong bóng tối.Khi ngủ, cu li thường giấu mặt vào hốc cây, thân cây, hai tay ôm đầu, che mặt nên còn được gọi là “Con xấu hổ”. Ngoài ra chúng còn có tên gọi khác là “Con cù lần”.Nơi sống chủ yếu của những loài này là rừng xanh nguyên sinh hoặc thứ sinh. Thức ăn chủ yếu là các loài sâu bọ, côn trùng cánh cứng, quả cây, lá nõn cây, trứng chim và chim non trong tổ…Chúng sống trong tất cả các sinh cảnh rừng, gồm cả rừng tre nứa, đồi cây bụi… Sống lẻ loi, lặng lẽ, hoặc thành nhóm 3 – 4 con, di chuyển êm ái, chuyền từ cành này sang cành khác.Cu li là loài thú quý và cổ trong bộ linh trưởng Primates. Chúng có mùi vị trí đặc biệt trong nghiên cứu tiến triển và điều chỉnh với đời sống trên cây. Mặt khác, chúng dễ nuôi, nên có thể nuôi cho phối giống trong các vườn thú.Cu li đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm trọng, nhất là cu li lớn vì bị săn bắt làm thuốc. Vì vậy chúng được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và bị cấm nuôi nhốt, buôn bán; nhưng một số người vẫn nuôi loài này.Để tránh bị độc, họ tàn nhẫn bằng cách bẻ hết những chiếc răng sắc nhọn của chúng để không bị cắn và truyền nọc độc. Hành động này theo các nhà khoa học sẽ khiến cu li bị chảy máu và nhiễm trùng, dẫn đến chết.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Khoảng 21 giờ ngày 3/6, anh Phan Văn Tú, trú ở Tổ dân phố 3, thị trấn Nông Trường Việt Trung, huyện Bố Trạch bỗng phát hiện một sinh vật lạ đang nằm trên cánh cửa nhà mình.
Sau khi đến gần và phát hiện đây là một con cu li, anh đã đưa vào nhà chăm sóc và trình báo với Trạm Kiểm lâm Sông Dinh. Vì đây là động vật thuộc nhóm IB động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nên anh Phan Văn Tú đã tự nguyện đưa cu li đến giao nộp cho Trạm kiểm lâm Sông Dinh.
Tại thời điểm giao nộp, con cu li có trọng lượng 0,3kg, hoạt động nhanh nhẹn, tình trạng sức khỏe bình thường. Trạm Kiểm lâm Sông Dinh đã liên hệ với Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng để làm thủ tục chuyển giao cá thể cu li trên về Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật chăm sóc, nuôi dưỡng và tái thả tự nhiên.
Cu li (tên khoa học Nycticebus pygmaeus, họ cu li Loricidae, bộ linh trưởng Primates) được xếp vào danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vào mục đích thương mại.
Việt Nam có hai loài là cu li lớn Nycticebus coucang và cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus. Chúng thường sống ở rừng xanh nguyên sinh hoặc thứ sinh. Loài này thường kiếm ăn ban đêm với thức ăn chủ yếu là côn trùng, bọ cánh cứng, nhựa cây đóng cục.
Là động vật hoạt động về đêm, ban ngày chúng thường cuộn tròn mình lại ngủ trong lùm cây, ban đêm mới mò ra kiếm ăn. Do tập tính ăn đêm, cu li có đôi mắt to với khả năng nhìn tốt trong bóng tối.
Khi ngủ, cu li thường giấu mặt vào hốc cây, thân cây, hai tay ôm đầu, che mặt nên còn được gọi là “Con xấu hổ”. Ngoài ra chúng còn có tên gọi khác là “Con cù lần”.
Nơi sống chủ yếu của những loài này là rừng xanh nguyên sinh hoặc thứ sinh. Thức ăn chủ yếu là các loài sâu bọ, côn trùng cánh cứng, quả cây, lá nõn cây, trứng chim và chim non trong tổ…
Chúng sống trong tất cả các sinh cảnh rừng, gồm cả rừng tre nứa, đồi cây bụi… Sống lẻ loi, lặng lẽ, hoặc thành nhóm 3 – 4 con, di chuyển êm ái, chuyền từ cành này sang cành khác.
Cu li là loài thú quý và cổ trong bộ linh trưởng Primates. Chúng có mùi vị trí đặc biệt trong nghiên cứu tiến triển và điều chỉnh với đời sống trên cây. Mặt khác, chúng dễ nuôi, nên có thể nuôi cho phối giống trong các vườn thú.
Cu li đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm trọng, nhất là cu li lớn vì bị săn bắt làm thuốc. Vì vậy chúng được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và bị cấm nuôi nhốt, buôn bán; nhưng một số người vẫn nuôi loài này.
Để tránh bị độc, họ tàn nhẫn bằng cách bẻ hết những chiếc răng sắc nhọn của chúng để không bị cắn và truyền nọc độc. Hành động này theo các nhà khoa học sẽ khiến cu li bị chảy máu và nhiễm trùng, dẫn đến chết.