Tháng Một 8, 2025

Siêu trăng sấm xuất hiện tại Việt Nam, MXH rầm rộ chia sẻ

Tối ngày 13/7, hiện tượng “ siêu trăng sấm” xuất hiện ở Việt Nam đã thu hút sự chú ý của đông đảo người dân. Không ít người háo hức chờ đợi để có thể chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú này. Bạn Phạm Lan Anh chia sẻ hình ảnh siêu trăng sấm ở Hồ Tây – Hà Nội

Người Lao Động cho hay, theo tờ Space, siêu trăng sấm – trăng tròn tháng 7/2022 – sẽ đạt điểm gần Trái Đất nhất vào 9 giờ sáng ngày 13/7 theo giờ GMT, tức 16 giờ chiều 13/7 theo giờ Việt Nam; đạt được độ tròn tuyệt đối sau đó 9 giờ 38 phút, tương đương 1 giờ 38 phút sáng ngày 14/7 theo giờ Việt Nam.

Như vậy, siêu trăng sấm tối 13/7 ở Việt Nam vô tình rơi vào điểm giữa 2 mốc gần Trái Đất nhất và trong nhất, đồng nghĩa với việc người yêu thiên văn có vị trị cực kỳ thuận lợi để quan sát mặt trăng đặc biệt này đẹp hơn nhiều quốc gia ở châu lục khác.

Một số hình ảnh khác ghi lại khoảnh khắc “Siêu trăng sấm” tại Hà Nội (Ảnh: Hà Văn Hậu, Nguyễn Đức Trung)

Hình ảnh siêu trăng xuất hiện trên vùng biển Vũng Tàu (Ảnh: Phạm Đài Thọ)

Siêu mặt trăng trên biển đêm cũng mang một vẻ đẹp khác lạ (Ảnh: Nguyễn Thúy Hằng)

Ngay sau khi siêu trăng sấm xuất hiện, trên các diễn đàn, fanpage đã không ngừng chia sẻ các hình ảnh mặt trăng đẹp đến “siêu thực”. Không chỉ ở Hà Nội mà người dân nhiều tỉnh thành khác trên cả nước cũng đều đưa ra những hình ảnh “mãn nhãn” của hiện tượng thiên nhiên thú vị này. Với những chiếc máy công nghệ cao, chúng ta có thể chụp được những hình ảnh khó thấy bằng mắt thường. Một người đã chia sẻ hình ảnh mặt trăng khi phóng cận cảnh tại Bắc Ninh (Ảnh: Lê Xuân Bách)

Từ những bức ảnh có thể thấy mặt trăng tối nay ở nhiều tỉnh thành rất to và tròn, thậm chí với những chiếc máy ảnh sử dụng công nghệ hiện đại có thể chụp được một số chi tiết rõ nét trên mặt trăng mà mắt thường không quan sát được.
Theo tờ Người lao động, siêu trăng vốn không phải là một thuật ngữ thiên văn chính thống, mà gần như một dạng biệt danh được các nhà khoa học đặt cho các lần trăng tròn to bất thường, khi trăng vô tình tròn vào lúc nó ở khoảng 10% gần Trái Đất nhất trong quỹ đạo.
Trăng tròn tháng 7 được các quốc gia Âu – Mỹ gọi là “trăng sấm” hay “trăng mật”, dự trên các hiện tượng tự nhiên phổ biến thường diễn ra vào thời điểm này trong năm.

Hình ảnh siêu mặt trăng tại nhiều địa điểm trên cả nước (Ảnh: Nguyễn Thị Tuyết, Thanh Mi, Nhàn Ốc, Thu Phương).


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version