Sau khi dùng vòi nước nóng để làm xuyên thủng thềm băng Ross – được coi là thềm băng lớn nhất ở Nam Cực, các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước Quốc gia New Zealand (NIWA) đã phát hiện ra một bí mật gây sốc.Họ đã phát hiện ra một một dòng sông bí ẩn ở bên dưới lớp băng, với chiều dài khoảng 10,5 km, rộng hơn 274 m và sâu 244 m. Theo mô tả, nơi đây giống như Cảng Sydney nhưng ở dưới 600 m băng và tuyết.Nó cũng rất tối bởi quá sâu để ánh sáng mặt trời có thể chiếu tới và cũng cực kỳ lạnh. Nghe những điều kiện này, có vẻ nơi đây không hề phù hợp cho sự sống xuất hiện.Tuy nhiên, một điều khiến các nhà nghiên cứu vô cùng sửng sốt là sau khi thả một số thiết bị ghi hình xuống, họ đã thấy dòng sông có chứa đầy sinh vật thuộc bộ Giáp mềm.Cụ thể, các loài giáp xác giống như tôm bơi tán loạn khắp nơi ngay bên dưới ánh sáng từ đèn camera. Những động vật giáp xác với kích thước khoảng 5 mm.Thế giới ngầm ở bên dưới Nam Cực vẫn còn là nơi bí ẩn vì việc tiếp cận dòng sông hay những cột nước dưới băng quả thực đặc biệt khó khăn.Để có thể tiếp cận được nó, các nhà khoa học đã phải chịu đựng thời tiết khắc nghiệt, khoan hoặc làm tan chảy lớp băng dày để có thể đưa drone hoặc camera xuống.Đây cũng là lý do tại sao Endurance, con tàu nổi tiếng của nhà thám hiểm Ernest Shackleton lại mất tích trong suốt hơn một thế kỷ ở Nam Cực.Họ cũng đặt ra câu hỏi, thứ gì cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật được phát hiện ở dưới thềm băng Ross?Để tìm kiếm câu trả lời, nhóm nghiên cứu dự định sẽ tiến hành phân tích mẫu nước và kiểm tra về chất dinh dưỡng. Điều này cũng có thể tiết lộ sự sống phát triển như thế nào ở nơi cách xa ánh sáng cũng như đại dương mở rộng.Tìm thấy dấu hiệu của sự sống ở sâu bên dưới lớp băng lạnh giá không phải là điều bất ngờ đầu tiên ở Nam Cực.Vào tháng 2/2021, khi tiến hành khoan qua thềm băng ở Nam Cực xa ánh sáng, các nhà khoa học thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh đã bất ngờ tìm thấy một tảng đá dưới đáy biển, nơi sinh sống của một số loài mà con người có thể chưa từng thấy trước đó.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT
![Phát hiện sốc bên dưới sông băng Nam Cực: Toàn sinh vật bí ẩn! Phat hien soc ben duoi song bang Nam Cuc: Toan sinh vat bi an!](https://huongdancauca.com/wp-content/uploads/2022/06/phat-hien-soc-ben-duoi-song-bang-nam-cuc-toan-sinh-vat-bi-an_62a2f0b0862f9.png)
Sau khi dùng vòi nước nóng để làm xuyên thủng thềm băng Ross – được coi là thềm băng lớn nhất ở Nam Cực, các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước Quốc gia New Zealand (NIWA) đã phát hiện ra một bí mật gây sốc.
![Phát hiện sốc bên dưới sông băng Nam Cực: Toàn sinh vật bí ẩn! - Hình 2 Phat hien soc ben duoi song bang Nam Cuc: Toan sinh vat bi an!-Hinh-2](https://huongdancauca.com/wp-content/uploads/2022/06/phat-hien-soc-ben-duoi-song-bang-nam-cuc-toan-sinh-vat-bi-an_62a2f0b19d0cb.png)
Họ đã phát hiện ra một một dòng sông bí ẩn ở bên dưới lớp băng, với chiều dài khoảng 10,5 km, rộng hơn 274 m và sâu 244 m. Theo mô tả, nơi đây giống như Cảng Sydney nhưng ở dưới 600 m băng và tuyết.
![Phát hiện sốc bên dưới sông băng Nam Cực: Toàn sinh vật bí ẩn! - Hình 3 Phat hien soc ben duoi song bang Nam Cuc: Toan sinh vat bi an!-Hinh-3](https://huongdancauca.com/wp-content/uploads/2022/06/phat-hien-soc-ben-duoi-song-bang-nam-cuc-toan-sinh-vat-bi-an_62a2f0b29fa41.png)
Nó cũng rất tối bởi quá sâu để ánh sáng mặt trời có thể chiếu tới và cũng cực kỳ lạnh. Nghe những điều kiện này, có vẻ nơi đây không hề phù hợp cho sự sống xuất hiện.
![Phát hiện sốc bên dưới sông băng Nam Cực: Toàn sinh vật bí ẩn! - Hình 4 Phat hien soc ben duoi song bang Nam Cuc: Toan sinh vat bi an!-Hinh-4](https://huongdancauca.com/wp-content/uploads/2022/06/phat-hien-soc-ben-duoi-song-bang-nam-cuc-toan-sinh-vat-bi-an_62a2f0b39dc8e.png)
Tuy nhiên, một điều khiến các nhà nghiên cứu vô cùng sửng sốt là sau khi thả một số thiết bị ghi hình xuống, họ đã thấy dòng sông có chứa đầy sinh vật thuộc bộ Giáp mềm.
![Phát hiện sốc bên dưới sông băng Nam Cực: Toàn sinh vật bí ẩn! - Hình 5 Phat hien soc ben duoi song bang Nam Cuc: Toan sinh vat bi an!-Hinh-5](https://huongdancauca.com/wp-content/uploads/2022/06/phat-hien-soc-ben-duoi-song-bang-nam-cuc-toan-sinh-vat-bi-an_62a2f0b46d7df.png)
Cụ thể, các loài giáp xác giống như tôm bơi tán loạn khắp nơi ngay bên dưới ánh sáng từ đèn camera. Những động vật giáp xác với kích thước khoảng 5 mm.
![Phát hiện sốc bên dưới sông băng Nam Cực: Toàn sinh vật bí ẩn! - Hình 6 Phat hien soc ben duoi song bang Nam Cuc: Toan sinh vat bi an!-Hinh-6](https://huongdancauca.com/wp-content/uploads/2022/06/phat-hien-soc-ben-duoi-song-bang-nam-cuc-toan-sinh-vat-bi-an_62a2f0b512c64.png)
Thế giới ngầm ở bên dưới Nam Cực vẫn còn là nơi bí ẩn vì việc tiếp cận dòng sông hay những cột nước dưới băng quả thực đặc biệt khó khăn.
![Phát hiện sốc bên dưới sông băng Nam Cực: Toàn sinh vật bí ẩn! - Hình 7 Phat hien soc ben duoi song bang Nam Cuc: Toan sinh vat bi an!-Hinh-7](https://huongdancauca.com/wp-content/uploads/2022/06/phat-hien-soc-ben-duoi-song-bang-nam-cuc-toan-sinh-vat-bi-an_62a2f0b598db7.png)
Để có thể tiếp cận được nó, các nhà khoa học đã phải chịu đựng thời tiết khắc nghiệt, khoan hoặc làm tan chảy lớp băng dày để có thể đưa drone hoặc camera xuống.
![Phát hiện sốc bên dưới sông băng Nam Cực: Toàn sinh vật bí ẩn! - Hình 8 Phat hien soc ben duoi song bang Nam Cuc: Toan sinh vat bi an!-Hinh-8](https://huongdancauca.com/wp-content/uploads/2022/06/phat-hien-soc-ben-duoi-song-bang-nam-cuc-toan-sinh-vat-bi-an_62a2f0b63f5b0.png)
Đây cũng là lý do tại sao Endurance, con tàu nổi tiếng của nhà thám hiểm Ernest Shackleton lại mất tích trong suốt hơn một thế kỷ ở Nam Cực.
![Phát hiện sốc bên dưới sông băng Nam Cực: Toàn sinh vật bí ẩn! - Hình 9 Phat hien soc ben duoi song bang Nam Cuc: Toan sinh vat bi an!-Hinh-9](https://huongdancauca.com/wp-content/uploads/2022/06/phat-hien-soc-ben-duoi-song-bang-nam-cuc-toan-sinh-vat-bi-an_62a2f0b6cba29.png)
Họ cũng đặt ra câu hỏi, thứ gì cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật được phát hiện ở dưới thềm băng Ross?
![Phát hiện sốc bên dưới sông băng Nam Cực: Toàn sinh vật bí ẩn! - Hình 10 Phat hien soc ben duoi song bang Nam Cuc: Toan sinh vat bi an!-Hinh-10](https://huongdancauca.com/wp-content/uploads/2022/06/phat-hien-soc-ben-duoi-song-bang-nam-cuc-toan-sinh-vat-bi-an_62a2f0b7a003a.png)
Để tìm kiếm câu trả lời, nhóm nghiên cứu dự định sẽ tiến hành phân tích mẫu nước và kiểm tra về chất dinh dưỡng. Điều này cũng có thể tiết lộ sự sống phát triển như thế nào ở nơi cách xa ánh sáng cũng như đại dương mở rộng.
![Phát hiện sốc bên dưới sông băng Nam Cực: Toàn sinh vật bí ẩn! - Hình 11 Phat hien soc ben duoi song bang Nam Cuc: Toan sinh vat bi an!-Hinh-11](https://huongdancauca.com/wp-content/uploads/2022/06/phat-hien-soc-ben-duoi-song-bang-nam-cuc-toan-sinh-vat-bi-an_62a2f0b83eab6.png)
Tìm thấy dấu hiệu của sự sống ở sâu bên dưới lớp băng lạnh giá không phải là điều bất ngờ đầu tiên ở Nam Cực.
![Phát hiện sốc bên dưới sông băng Nam Cực: Toàn sinh vật bí ẩn! - Hình 12 Phat hien soc ben duoi song bang Nam Cuc: Toan sinh vat bi an!-Hinh-12](https://huongdancauca.com/wp-content/uploads/2022/06/phat-hien-soc-ben-duoi-song-bang-nam-cuc-toan-sinh-vat-bi-an_62a2f0b8d1817.png)
Vào tháng 2/2021, khi tiến hành khoan qua thềm băng ở Nam Cực xa ánh sáng, các nhà khoa học thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh đã bất ngờ tìm thấy một tảng đá dưới đáy biển, nơi sinh sống của một số loài mà con người có thể chưa từng thấy trước đó.