Tháng Mười Hai 2, 2024
phat hien ngoi sao bi an giup nguoc ve qua khu cua vu tru 6284891b54b24

Phát hiện ngôi sao bí ẩn giúp “ngược về quá khứ” của vũ trụ

HD 222925 được phát hiện 65 nguyên tố riêng biệt, kỷ lục về số nguyên tố được tìm thấy ở một ngôi sao và hầu hết đều là nguyên tố nặng ở cuối bảng tuần hoàn.Những nguyên tố này lẽ ra không nên xuất hiện ở một ngôi sao “còn sống”. Theo các nghiên cứu trước đây cho thấy, các nguyên tố nặng như vàng, bạch kim, uranium… chỉ có thể hình thành trong các sự kiện bùng nổ như siêu tân tinh hoặc sáp nhập sao neutron, gọi là “quá trình bắt neuron nhanh”.Sao neutron là một dạng “thây ma” của các ngôi sao khổng lồ đã chết; siêu tân tinh ám chỉ vụ nổ của các “thây ma” như sao neutron hay sao lùn trắng.Vì vậy, những nguyên tố nặng như vàng, bạch kim, uranium… trong vũ trụ được sinh ra từ những “cái chết”. Nhưng HD 222925 rõ ràng là một ngôi sao lớn còn sống!Các nguyên tố chiếm lĩnh vật thể lạ này nằm ở 2/3 dưới cùng của bảng tuần hoàn. Do đó, các nhà khoa học đã nỗ lực tìm hiểu cách ngôi sao hình thành, địa điểm và thời gian mà các nguyên tố được tạo ra.Theo nhà thiên văn Ia Roederer từ Đại học Michigan – Mỹ, thành viên nhóm nghiên cứu, có thể ngôi sao này sinh ra từ “địa ngục quái vật” của vũ trụ, tức đám mây phân tử hình thành nó vừa trải qua những vụ nổ khổng lồ do siêu tân tinh vào sao neutron.Các nguyên tố nặng từ cái chết thảm khốc của các “quái vật” nói trên đã bắn tung khắp đám mây phân tử chứa hydro và heli.HD 222925 vô tình đang thành hình hoặc thành hình ngay khi các nguyên tố từ cõi chết còn lởn vởn quanh nó, vì vậy đã có thành phần đa dạng thay vì chủ yếu là hydro và heli như các ngôi sao khác.Theo các nhà khoa học, ngôi sao bí ẩn này giúp các nhà khoa học “quay ngược thời gian”, tìm hiểu về các sự kiện giả thuyết của vũ trụ sơ khai mà đến nay vẫn hiếm có bằng chứng cụ thể.Sao neutron là một dạng trong vài khả năng kết thúc của quá trình tiến hoá sao. Một sao neutron được hình thành từ những gì còn lại của vụ sụp đổ một ngôi sao lớn sau các vụ nổ siêu tân tinh Kiểu II hay Kiểu Ib hay Kiểu Ic.Khi lượng sắt đủ lớn được tích tụ trong lõi, nó sụp đổ nhanh chóng. Electron và proton được “vắt” với nhau để hình thành neutron do lực hấp dẫn quá lớn. Các nơtron tạm thời nhưng dữ dội này ngăn chặn sự sụp đổ.Các lớp bên ngoài của ngôi sao sao đó bị thổi bay trong vụ nổ siêu tân tinh, vụ nổ ngoạn mục nhất của tự nhiên. Lõi còn lại của ngôi sao, khoảng hai mươi cây số và dày đặc với các neutron, được gọi là một ngôi sao neutron.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *