Mặt trăng Titan của sao Thổ là nơi có những điều kiện tự nhiên rất giống Trái Đất khi có cả mây, mưa, sông, hồ… và cả các đại dương ở bên dưới bề mặt.Bầu khí quyển của Mặt Trăng Titan rất dày, gấp 4 lần so với Trái Đất, với thành phần chủ yếu từ nitơ và metan. Chính điều này đã thu hút sự chú ý của các nhà thiên văn học.Mới đây các nhà khoa học phát hiện ra nó chứa nhiều loại khí dễ cháy hơn Trái Đất đó là khí metan. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bầu khí quyển của Titan có chứa tới 98,44% nitơ. Điều này cũng có nghĩa là Titan trở thành nơi giàu nitơ duy nhất trong hệ Mặt Trời, ngoài Trái Đất .Ngoài nitơ, bầu khí quyển của Titan còn có nhiều hydrocarbon, bao gồm metan (CH4), etan (C2H6), carbon dioxide (CO2)… Tuy nhiên, các nhà khoa học suy đoán rằng có rất nhiều khí metan và etan trên Titan.Tuy nhiên, nhiệt độ của Titan là rất thấp, khoảng -180 độ C. Nên nếu có nhiều metan trên Titan, nó sẽ không tồn tại ở dạng khí, thay vào đó sẽ chuyển thành dạng chất lỏng ở nhiệt độ khoảng -160 độ C.Vì vậy, các nhà nghiên cứu phỏng đoán có rất nhiều hồ metan ở trên Mặt Trăng Titan. Họ cũng phát hiện có rất nhiều điểm nhấp nháy khi quan sát qua kính thiên văn. Đây có khả năng là sự phản chiếu của các hồ hoặc đại dương lỏng.Các nhà khoa học hy vọng sớm có thể tìm ra nguồn gốc của metan lỏng trên Mặt Trăng Titan, từ đó góp phần làm sáng tỏ phần nào bí ẩn về Titan. Theo suy đoán của các nhà khoa học, Titan là một bể chứa khí tự nhiên khổng lồ và hàm lượng khí tự nhiên của Mặt Trăng này có thể gấp hàng trăm lần so với Trái Đất.Vì vậy nếu chúng ta có thể tận dụng tốt những nguồn khí này, chắc chắn có thể sẽ giúp ích nhiều hơn cho sự phát triển của nhân loại trong tương lai.Titan giống với Trái Đất ở thời sơ khai về các quy luật hoạt động vật chất, nhưng lại khác biệt về thành phần. Đặc biệt, trên Titan không có nước lỏng mà chỉ có nước đóng băng.Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng rất có thể Titan sẽ có sự sống. Bởi suy cho cùng, Titan là Mặt Trăng duy nhất có bầu khí quyển dày được tìm thấy trong hệ Mặt Trời.Đặc biệt, thành phần metan có trong bầu khí quyển này cũng được coi là cơ sở cho sự tồn tại của sự sống. Trong quá trình đốt cháy, băng trên Titan có thể tan chảy và các hồ metan cũng sẽ chuyển hoá thành khí, đi vào bầu khí quyển. Điều này có nghĩa là bầu khí quyển này sẽ trở nên thích hợp hơn cho sự sống tồn tại.Vì vậy, NASA cũng luôn đặt Titan, vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ lên hàng đầu trong danh sách các mục tiêu quan trọng nhất để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Mặt trăng Titan của sao Thổ là nơi có những điều kiện tự nhiên rất giống Trái Đất khi có cả mây, mưa, sông, hồ… và cả các đại dương ở bên dưới bề mặt.
Bầu khí quyển của Mặt Trăng Titan rất dày, gấp 4 lần so với Trái Đất, với thành phần chủ yếu từ nitơ và metan. Chính điều này đã thu hút sự chú ý của các nhà thiên văn học.
Mới đây các nhà khoa học phát hiện ra nó chứa nhiều loại khí dễ cháy hơn Trái Đất đó là khí metan. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bầu khí quyển của Titan có chứa tới 98,44% nitơ. Điều này cũng có nghĩa là Titan trở thành nơi giàu nitơ duy nhất trong hệ Mặt Trời, ngoài Trái Đất .
Ngoài nitơ, bầu khí quyển của Titan còn có nhiều hydrocarbon, bao gồm metan (CH4), etan (C2H6), carbon dioxide (CO2)… Tuy nhiên, các nhà khoa học suy đoán rằng có rất nhiều khí metan và etan trên Titan.
Tuy nhiên, nhiệt độ của Titan là rất thấp, khoảng -180 độ C. Nên nếu có nhiều metan trên Titan, nó sẽ không tồn tại ở dạng khí, thay vào đó sẽ chuyển thành dạng chất lỏng ở nhiệt độ khoảng -160 độ C.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu phỏng đoán có rất nhiều hồ metan ở trên Mặt Trăng Titan. Họ cũng phát hiện có rất nhiều điểm nhấp nháy khi quan sát qua kính thiên văn. Đây có khả năng là sự phản chiếu của các hồ hoặc đại dương lỏng.
Các nhà khoa học hy vọng sớm có thể tìm ra nguồn gốc của metan lỏng trên Mặt Trăng Titan, từ đó góp phần làm sáng tỏ phần nào bí ẩn về Titan. Theo suy đoán của các nhà khoa học, Titan là một bể chứa khí tự nhiên khổng lồ và hàm lượng khí tự nhiên của Mặt Trăng này có thể gấp hàng trăm lần so với Trái Đất.
Vì vậy nếu chúng ta có thể tận dụng tốt những nguồn khí này, chắc chắn có thể sẽ giúp ích nhiều hơn cho sự phát triển của nhân loại trong tương lai.
Titan giống với Trái Đất ở thời sơ khai về các quy luật hoạt động vật chất, nhưng lại khác biệt về thành phần. Đặc biệt, trên Titan không có nước lỏng mà chỉ có nước đóng băng.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng rất có thể Titan sẽ có sự sống. Bởi suy cho cùng, Titan là Mặt Trăng duy nhất có bầu khí quyển dày được tìm thấy trong hệ Mặt Trời.
Đặc biệt, thành phần metan có trong bầu khí quyển này cũng được coi là cơ sở cho sự tồn tại của sự sống. Trong quá trình đốt cháy, băng trên Titan có thể tan chảy và các hồ metan cũng sẽ chuyển hoá thành khí, đi vào bầu khí quyển. Điều này có nghĩa là bầu khí quyển này sẽ trở nên thích hợp hơn cho sự sống tồn tại.
Vì vậy, NASA cũng luôn đặt Titan, vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ lên hàng đầu trong danh sách các mục tiêu quan trọng nhất để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.