Tháng Mười Hai 2, 2024

Phát hãi 4 thủy quái hung dữ ẩn náu ở sông Amazon

Cá chình điện hay còn gọi là lươn điện là một thủy quái đáng sợ được phát hiện ở sông Amazon. Loài cá này nằm trong nhóm những loài có nguy cơ tuyệt chủng ở trong Sách đỏ. Khi trưởng thành, cá trình điện có thể đạt chiều dài cơ thể tới 2,4m và nặng khoảng 20 kg. Loài cá này chủ yếu ăn các loài cá nhỏ, động vật lưỡng cư và các loài chim nhỏ.Đặc điểm nổi bật của cá trình điện là khả năng phóng điện với cường độ cao và có thể tiêu diệt con mồi ngay tức khắc. Chúng có thể phóng ra dòng điện với điện thế lên tới 900 V, thậm chí lên đến 1.000 V và cường độ là 1 Ampe. Theo đó, đối thủ to lớn như cá sấu cũng bị cá trình điện hạ gục.Cá trình điện có thể phóng ra 2 loại điện: dòng điện áp thấp để định hướng và thăm dò môi trường do thị giác của lươn điện kém; dòng điện áp cao để tấn công kẻ địch hoặc săn mồi.Một thủy quái khác sinh sống ở sông Amazon là cá Piranha bụng đỏ. Loài cá này chủ yếu ăn xác động vật thối. Chúng có chiều dài khoảng 30 cm và thường bơi thành đàn lớn.Cá Piranha bụng đỏ có những chiếc răng sắc nhọn. Các hàm răng của thủy quái này đan lồng vào nhau giúp chúng xé thịt con mồi một cách dễ dàng.Loài cá Piranha bụng đỏ có thể cùng tấn công tiêu diệt con mồi to lớn rồi tiêu thụ “chiến lợi phẩm” chỉ trong vài phút. Tuy nhiên, những cuộc tấn công con mồi rất hiếm và thường xảy ra khi chúng rất đói hoặc bị khiêu khích.Cá ma cà rồng Payara là loài cá săn mồi vô cùng dữ tợn. Chúng có khả năng tiêu thụ số lượng cá lớn bằng 1/2 kích thước của cơ thể.
Thức ăn chính của cá ma cà rồng Payara là cá piranha.Tên của loài cá ma cà rồng Payara xuất phát từ việc nó có 2 chiếc răng nanh mọc ra từ hàm dưới với chiều dài 15 cm, được dùng để đâm xuyên qua con mồi sau khi tấn công.Hàm trên của cá ma cà rồng Payara có những chiếc hố đặc biệt dùng để tránh những chiếc răng nanh tự đâm vào cơ thể.Cá Pacu là thủy quái của sông Amazon gây chú ý với hàm răng khá giống con người. Đây là loài cá ăn tạp.Thức ăn yêu thích của cá Pacu là hoa quả và các loại hạt. Loài cá này cũng vô cùng hung dữ.Người ta từng ghi nhận một người đàn ông sống ở Papua New Guinea đã thiệt mạng sau khi bị một con cá Pacu tấn công.Mời độc giả xem video: Dân nuôi cá lồng lao đao vì sông Đà cạn trơ đáy. Nguồn: VTV24.


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version