Tháng Một 8, 2025
ong lao dem tranh co di dau gia pha ky luc vi 1 diem dac biet 62a55bbf04465

Ông lão đem tranh cổ đi đấu giá, phá kỷ lục vì 1 điểm đặc biệt

Theo trang tin Sohu (Trung Quốc), mặc dù hầu hết các cổ vật của nước này đều bị chôn vùi dưới lòng đất, nhưng vẫn còn nhiều cổ vật nằm trong tay các nhà sưu tập tư nhân, cũng như những cổ vật đã thất lạc ra nước ngoài. Thậm chí, có thể chính những người dân bình thường cũng không biết rằng trong tay mình đang nắm giữ những cổ vật thực sự có giá trị.

Vì có điểm đặc biệt mà bán “giá trên trời”

Vào năm 2009, một ông lão nghe nói có một cuộc đấu giá đang được tổ chức ở địa phương nơi mình ở. Ông lão cho rằng trong nhà mình có một bức tranh cổ, được cho là rất quý, và có thể do một họa sĩ nổi tiếng thời nhà Thanh vẽ nên ông lão cũng muốn thử vận may bằng cách đem tranh đi đấu giá. Nếu bức tranh này có thể được bán với giá hời, thì đó chính là phần tài sản thừa kế ông lão để lại cho con cháu mình.

Ngay sau đó, ông lão đã mang bức tranh cổ của tổ tiên đến khu đấu giá và nói ra ý định của mình. Nhưng vì nhân viên tại đó không biết mức độ thật giả của bức tranh nên đã giới thiệu ông lão với một chuyên gia về cổ vật để giám định bức tranh.

Ong lao dem tranh co di dau gia, pha ky luc vi 1 diem dac biet

Chuyên gia cổ vật vừa nhìn thấy bức tranh này thì mắt đã sáng lên, nhận ra bức tranh này là tác phẩm của họa sĩ Từ Dương thời nhà Thanh. Đây chính là “Bình định Tây Vực hiến phu lễ” – một trong những tác phẩm đỉnh cao của Từ Dương, rất được vua Càn Long yêu thích, và cũng là một vật phẩm trong cung đình.

Chuyên gia cổ vật cho rằng, đây là tranh gốc, từng qua tay vua Càn Long, vì tất cả các bức tranh mà Càn Long sưu tầm đều chung có một đặc điểm, đó là được vua tự tay đóng dấu lên để chứng tỏ đây là bộ sưu tập của mình. Trong quá khứ, hành động này của Càn Long đã từng bị không ít người buộc tội phá hoại tác phẩm nghệ thuật. Nhưng cũng chính vì bốn chữ “Càn Long giám thưởng” trên bức tranh mà “Bình định Tây Vực hiến phu lễ” này mới càng trở nên đắt giá.

Theo trang tin Sohu, cuộc chiến bình định loạn lạc này đã trở thành một trong “Thập toàn võ công” mà vua Càn Long rất tự hào. Ngoài việc ghi vào sử sách, Càn Long còn lệnh cho các họa sĩ cung đình vẽ hàng loạt tác phẩm để ghi nhớ chiến công. Bức tranh “Bình định Tây Vực hiến phu lễ” là một trong số đó.

Bức tranh dài gần 19m, ghi lại toàn cảnh buổi lễ được tổ chức vào ngày 11 tháng Giêng năm Càn Long thứ 25 (tức năm 1760), với khoảng 8.000 nhân vật, sử dụng bút pháp tả thực, miêu tả khung cảnh kinh thành nhộn nhịp. Tranh được mở đầu bằng cảnh cổng thành với phiên chợ náo nhiệt, tái hiện cuộc sống của người dân đương thời; tiếp đó là cảnh tượng ở Thiên An Môn, Tử Cấm Thành, các quan văn võ, binh lính, sứ thần…

Theo tài liệu của Phủ nội vụ trong cung điện nhà Thanh, bức tranh này hoàn thành trước năm Càn Long thứ 29 (năm 1764). Vào thời Càn Long, “Bình định Tây Vực hiến phu lễ” luôn được coi là bảo vật quan trọng trong cung Càn Thanh.

Đến năm Tuyên Thống thứ 14 (năm 1922), vua Phổ Nghi đã ban tặng “Bình định Tây Vực hiến phu lễ” cho Phổ Kiệt – em trai của ông ta. Và Phổ Kiệt đã mang bức tranh ra khỏi cung.

Năm 1950, bức tranh được Cục Quản lý Xã hội Trung Quốc lưu giữ nhưng sau đó đã rơi vào tay các nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng.

Ngày 18/10/2009, trong một cuộc đấu giá như câu chuyện chúng ta đã biết ở trên, bức tranh “Bình định Tây Vực hiến phu lễ” đã được bán với giá 130 triệu Nhân dân tệ (20,4 triệu USD), phá kỷ lục bán đấu giá các tác phẩm thi họa Trung Quốc lúc bấy giờ.

Theo thống kê những tác phẩm thi họa Trung Quốc được đấu giá cao nhất năm 2021 của trang The Value, bức tranh “Bình định Tây Vực hiến phu lễ” của họa sĩ Từ Dương xếp thứ nhất đồng thời là tác phẩm thi họa cổ Trung Quốc đắt thứ ba trong lịch sử đấu giá. Từ mức tiền đấu giá hơn 130 triệu nhân dân tệ (20,4 triệu USD) vào năm 2009, đến nay, bức tranh đã tăng giá trị hơn ba lần.

Theo trang Artron, tác phẩm “Bình định Tây Vực hiến phu lễ” từ lâu đã vượt khái niệm tranh vẽ, được coi là một “cuốn phim không âm thanh”, tư liệu lịch sử có giá trị.

Trang Sohu nhận xét, tài năng của tác giả rất cao, có trí nhớ siêu phàm, khả năng quan sát tinh tế khi vẽ chính xác trục đường ở kinh thành, dù lượng nhân vật đồ sộ nhưng rất chi tiết… Bên cạnh tính nghệ thuật, tác phẩm còn mang giá trị lịch sử, thể hiện các mối bang giao đương thời cũng như văn hóa, phong tục tập quán, trang phục, hoạt động buôn bán của người dân…

Từ Dương, quê ở Tô Châu, là họa sĩ cung đình thời Thanh, không rõ năm sinh năm mất.

Trước khi vào cung, ông không phải họa sĩ chuyên nghiệp. Một lần vua Càn Long tuần du phương Nam, qua Tô Châu, Từ Dương liền đến dâng tặng tác phẩm của mình, được vua yêu thích, nên ông đã được vào cung làm họa sĩ.

Ngay khi mới tới kinh thành, Từ Dương đã được phong là “Nhất phẩm họa sĩ”, được trả tiền công bằng các họa sĩ tên tuổi trong cung lúc bấy giờ, cho thấy ân sủng của Càn Long với Từ Dương.

Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *