Tháng Một 9, 2025

Nồng nàn mứt gừng Kim Long

Kim Long – ngôi làng ven sông Hương (phường Kim Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) từ sau rằm tháng chạp thì hầu như nhà nào cũng đỏ lửa làm mứt gừng. Hương vị mứt gừng Kim Long đã nức tiếng từ lâu. Ở đâu cũng có thể có gừng củ và làm được mứt gừng, Kim Long sở dĩ nổi tiếng về mứt gừng vì đây là làng ven sông, nguyên liệu được mua từ làng Bãng Lãng (ngã ba Tuần) – thượng nguồn sông Hương.

Mứt gừng Kim Long

Gừng củ sau khi gọt vỏ, bào mỏng, rửa sạch được ngâm nước vo gạo khoảng 1 giờ rồi vớt ra để ráo. Sau đó, đun nước sôi luộc gừng, cho vào một ít chanh, không nên luộc quá kỹ, để ráo nước. Đường hòa vào gừng theo tỷ lệ 1:1, nghĩa là 1 kg đường thì bỏ 1 kg gừng rồi trộn đều, để ngấm khoảng 1 giờ rồi cho vào chảo rộng rim lửa than liu riu.

Khi rim, thỉnh thoảng trộn đều đến khi mứt gần sánh lại thì đảo nhanh tay cho tới khi đường thật khô, từng lát gừng duỗi thẳng và đặt chồng lên nhau từng lớp. Sau khi mứt gừng đã thẳng và khô, để nguội và cho vào thẩu thuỷ tinh hoặc túi bóng nhằm bảo quản lâu ngày.

Gừng tươi được thái lát.

Công đoạn này do những người đàn ông đảm nhiệm.

Bàn tay lao động để cho ra những mẻ gừng

Bếp củi ở làng làm mứt gừng Kim Long đỏ lửa những ngày cận Tết.

Dùng đũa đảo đều.

Những mẻ gừng sắp chín.

Không chỉ phụ nữ mà cả đàn ông cũng xắn tay làm mứt gừng.

Hương vị cay nồng từ nồi mứt gừng đang nấu.

Làm mứt gừng

Người phụ nữ bao năm gắn bó với nghề làm mứt gừng Kim Long.

Trộn đường vào gừng.

Ngào đường

Mứt gừng sau khi nấu

Đóng gói thành phẩm

Hương vị mứt gừng Kim Long đã nổi tiếng xưa nay.

Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version