Tháng Một 8, 2025

Những loài cây mọc dại nhưng “quý hơn vàng”: Việt Nam không thiếu!

Quả Me rừng còn gọi là Mắc Kham, Chùm ruột núi, Mận rừng, Dư cam tử, Diều cam, Xì la liên, là loại cây mọc dại, xuất hiện nhiều tại các tỉnh như Hòa Bình, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Cạn… thuộc miền Bắc nước ta.Trên thế giới, quả me rừng là nguyên liệu quan trọng trong bài thuốc giải độc cơ thể và hệ tiêu hóa cổ truyền, được sử dụng rộng rãi nhất trong y học cổ truyền Ấn Độ Ayurvedic và Unani (hay còn gọi y học của sự trường sinh).Theo văn bản cổ chính trên Ayurveda, Charaka Samhita và Sushruta Samhita, quả Me rừng được coi là tốt nhất trong số những trái cây chua.Ở Việt Nam, quả Me rừng có các tác dụng thúc đẩy cơ thể hấp thụ can xi, ngăn chuột rút trong kì kinh nguyệt, chữa tiểu đường, thúc đẩy tiêu hóa và chữa cao huyết áp.Quả quách dại hay còn gọi là quả gáo, hình dạng tròn, hao hao giống gáo dừa khô. Vỏ bên ngoài của quách nhám, xù xì và loang lổ, có màu trắng xám, khi chín ruột màu đen, bên trong có gân sần sùi và nhiều hạt nhỏ.Quả quách vẻ ngoài xấu xí, xù xì nhưng thơm ngào ngạt. phần ruột có vị chua thanh thanh xen lẫn chút ngọt nhẹ, béo ngậy, dễ gây nghiện ngay từ lần đầu ăn thử.Tại Trà Vinh, quả quách được xem như một loại đặc sản. Đến mùa quách sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân mang rổ quách rao bán xunh quanh đường, nhà, ở các chợ…Theo các nghiên cứu khoa học, quả quách rất có lợi cho sức khỏe tim mạch, não bộ, kiểm soát được bệnh tiểu đường và tốt cho hệ tiêu hóa như chữa táo bón, tiêu chảy, bổ thận… Quả quách còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, chất béo, các khoáng chất cần thiết, vitamin A, B.Dứa dại được xem là loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố ở các tỉnh miền núi hoặc trung du phía Bắc vào đến Khánh Hòa. Cây thường mọc ở ven rừng ẩm, thường thấy ở bờ khe suối hoặc được trồng làm bờ rào ở nương rẫy.Theo kinh nghiệm dân gian, cây dứa dại có thể được dùng làm thuốc trong những trường hợp tiểu gắt, tiểu ra sạn, sỏi. Một trong những công dụng được nhiều người quan tâm là dùng dứa dại chữa bệnh sỏi thận.Toàn thân cây dứa dại đều có tác dụng chữa bệnh. Người ta hay dùng đọt non, gốc trắng, mềm hoặc cuống để ăn cùng rau sống. Phần rễ và lá mang về cắt mỏng, phơi khô rồi nấu nước uống dần. Phần quả có thể dùng tươi hoặc khô tùy thích.Quả dứa dại có lớp phấn trắng mang độc tính cao. Nếu không được bào chế đúng cách, người dùng rất dễ bị ngộ độc, thậm chí là suy thận. Lớp phấn độc này cũng có thể bám trên các bộ phận khác của cây dứa dại.Mời các bạn xem video: Cây nào phù hợp với đô thị Hà Nội? Nguồn: VTV


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version