Tháng Mười Hai 30, 2024
nhac toi mot mon an doc dao cua viet nam nguoi viet co the noi den ba ngay ba dem 64af5dea49a10

Nhắc tới một món ăn độc đáo của Việt Nam: Người Việt có thể nói đến “ba ngày ba đêm”

Món ăn độc đáo

Đối với người Việt Nam, một tô phở không chỉ là đặc sản quốc gia mà còn là niềm tự hào dân tộc. Nói về tình yêu với phở, e rằng người Việt có thể nói đến ba ngày ba đêm.

Thực tế, món phở Việt Nam ngày nay đã nổi tiếng khắp thế giới, khiến người Âu Mỹ phát cuồng và đằng sau hương vị thơm ngon của nó là một bí mật ẩn giấu sâu xa. Chỉ khi chú tâm nếm thử sẽ phát hiện mỗi một bước sản xuất đều tràn đầy chân thành.

Để làm được bát phở Việt Nam ngon nhất, nước dùng phải đặc, có màu nhạt, sánh mịn nhưng không béo.

Nước dùng được hầm từ xương, xương bò hoặc lợn, gừng và hành tây. Trong thời gian hầm nước dùng từ sáu đến tám tiếng, chú ý đun lửa nhỏ, thỉnh thoảng vớt bọt và các tạp chất trên bề mặt để nước dùng được trong và ngọt.

Nguyên liệu đa dạng tùy theo tâm huyết của từng đầu bếp nhưng thường sẽ có hành tây, hành tím, gừng, quả la hán hoặc hồi…. Người sành ăn hơn còn cho thêm hai con sá sùng vào nấu cùng để tăng hương vị và độ tươi, ngọt.

Nhắc tới một món ăn bình dị của Việt Nam: Người Việt có thể nói đến

Phở Việt Nam rất được thực khách quốc tế ưa chuộng. Ảnh: The Paper

Việc lựa chọn thịt càng không thể cẩu thả. Thịt bò được chọn từ phần cơ bên trong tức bắp bò, được cắt thành lát mỏng để sức nóng của nước dùng có thể làm chín các lát thịt.

Người Việt Nam ăn phở như thế nào? Nếm nước dùng xương trước. Sau đó thêm các loại rau thơm, gia vị như giá đỗ, húng quế, bạc hà, chanh tùy theo sở thích, nhúng đều để hương thơm ngấm cả bát phở.

Nếu muốn có cảm giác nghi thức, có thể tham khảo thói quen của người Việt Nam khi ăn phở ở các quán ven đường: Trước khi ăn sẽ dùng nửa quả chanh nhỏ lau sạch bộ đồ ăn, gọi là “khử trùng”.

Người Việt vô cùng yêu thích phở

Người Việt Nam cực kỳ yêu thích phở và mỗi người hầu như đều sẽ có một cửa hàng quen với hương vị yêu thích riêng. “Nếu không ăn phở một thời gian, bạn sẽ nhớ đến da diết”. Trước sự tấn công của văn hóa thức ăn nhanh toàn cầu, thức ăn nhanh của Việt Nam vẫn là phở. Việt Nam cũng đặt ngày 12/12 hàng năm là “Ngày của Phở”.

Phở không chỉ ăn cho vui miệng mà nó còn ít béo tốt cho sức khỏe, sảng khoái tinh thần, ăn nhiều ăn mãi không chán. Nhiều người Việt thậm chí thích ăn phở hơn cơm.

Do ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, người Việt Nam đi sớm về muộn nên tiêu hao rất nhiều năng lượng, một bát phở nóng hổi, kích thích chính là món ăn bổ sung năng lượng tức thì tốt nhất. Ngay cả khi bạn không thể nếm được mùi thơm của nhiều nguyên liệu thì vị chua của chanh và mùi sả có thể đánh thức mũi và dạ dày của bạn ngay lập tức.

Sẽ chẳng ngoa khi nói rằng, người Việt Nam có thể ăn phở cả ngày.

Nhắc tới một món ăn bình dị của Việt Nam: Người Việt có thể nói đến

Phở là niềm tự hào của người Việt Nam. Ảnh: The Paper

Ngày mới bắt đầu vào buổi sáng, vì vậy phải ăn bữa sáng thật vui vẻ. Người Việt Nam tin rằng Việt Nam là xứ sở của buổi sáng và một bát phở có thể nhanh chóng đưa mọi người vào trạng thái làm việc cao nhất.

Thông thường, các quán phở thường chuẩn bị nguyên liệu từ tối hôm trước, khoảng 2 giờ sáng bắt đầu nấu nước dùng, khoảng 6 giờ mở cửa, đến khoảng 10 giờ là bán hết. (Ngày nay, nhiều nhà hàng Việt bán phở cả ngày).

Nếu bạn bị cảm lạnh hoặc uống quá nhiều vào đêm hôm trước, phở cũng có thể giúp lấy lại tinh thần. Với nước dùng ấm nóng và bánh phở dễ tiêu, phở là lựa chọn tuyệt vời nhất cho cả tinh thần và cái dạ dày của người Việt Nam.

Mùa đông ở Hà Nội, đặc biệt khi ban đêm, nhiệt độ có khi xuống hơn 10 độ C, nhấp hai ngụm nước phở nóng trong buổi tối se se lạnh rất thích hợp để kết thúc một ngày làm việc…

Giống như các món ăn đường phố khác, bát phở ngon nhất thường được tìm thấy trong các cửa hàng và xe đẩy kiểu cũ. Cách đây cả trăm năm, những người bán hàng rong đã dùng đòn gánh để khiêng bếp di động, bán dọc phố vào lúc bình minh và hoàng hôn.

Bởi vậy, nhiều người Việt cao tuổi vẫn trân trọng ký ức này, đồng hành cùng phở mỗi ngày.

Với nhiều người lớn tuổi, “ăn phở là cả một nghệ thuật, phở đã trở thành niềm tự hào dân tộc của Việt Nam nên người dân địa phương rất kén chọn khi ăn phở”.

Cuốn “Món ngon Hà Nội” cũng có nói “thực khách không bao giờ quan tâm phở bán trong quán hay xe đẩy, họ chỉ quan tâm đến sợi bánh phở”. Nếu nhận được đánh giá tích cực thì dù cửa hàng có bề ngoài tồi tàn đến đâu, bát phở cũng sẽ không làm thực khách thất vọng.

Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *