Tháng Một 8, 2025
nasa cong bo buc anh gay soc sao hoa day rac cong nghe 62b2d1e8d3b33

NASA công bố bức ảnh gây sốc: Sao Hoả đầy rác công nghệ!

Ngày 14/6, nhóm nghiên cứu Perseverance đã chia sẻ trên mạng xã hội Twitter một hình ảnh cho thấy những vật thể kỳ quặc xuất hiện trên sao Hoả.Trong hình ảnh, có thể thấy một phần của tấm chăn chống nhiệt, vốn được sử dụng để bảo vệ robot khỏi nhiệt độ khắc nghiệt mà nó phải trải qua khi hạ cánh, bị mắc kẹt trong một hốc đá trên bề mặt sao Hoả.Mặc dù con người chưa hề đặt chân lên sao Hoả, nhưng rác thải đã nhanh chóng trở thành một vấn đề cần có sự can thiệp của các tổ chức không gian, nếu không muốn biến đây trở thành “bãi phế liệu”.Trước đó, chiếc trực thăng bé nhỏ đồng hành cùng Perseverance là Ingenuity cũng chụp được chiếc dù và vỏ hình nón – cũng là rác không gian từ NASA, để lại sau vụ hạ cánh.Trước đó, những hình ảnh về ủng, xẻng, một loạt phương tiện bị bỏ lại sau các sứ mệnh Apollo trên Mặt Trăng cũng từng được công bố. Và chắc chắn có rất nhiều thứ tương tự, từ NASA và từ các cơ quan vũ trụ khác.Thời gian gần đây, rác không gian đã là mối quan tâm hàng đầu, và ngày càng được nhắc đến ở các cơ quan vũ trụ. Theo các chuyên gia, mảnh vỡ và các vật dụng của những sứ mệnh bị bỏ lại có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng cho các hành tinh nguyên sơ khác.Trong bối cảnh quỹ đạo của Trái Đất ngày càng chật chội, các vệ tinh và lượng rác không gian không ngừng gia tăng có thể trở thành mối nguy hiểm cho Trạm vũ trụ Quốc tế.Không những thế, việc rời khỏi Trái Đất để thám hiểm không gian cũng ngày càng trở nên nguy hiểm hơn, vì sự gia tăng rủi ro khi va chạm với các vật thể không mong muốn.Hiện nay, các quy định về bảo vệ không gian khỏi sự ô nhiễm vẫn còn rất sơ sài dù đây là một vấn đề vô cùng quan trọng. Luật không gian hiện tại không có nhiều thay đổi kể từ Hiệp ước không gian bên ngoài được ban hành vào năm 1967.Các chuyên gia cũng dự đoán, trong khoảng hơn nửa thế kỷ sắp tới, khi ngày càng có nhiều sứ mệnh không gian được khởi động, và các thiên thể như sao Hoả đối mặt nguy cơ trở thành “bãi phế liệu” thì lỗ hổng của các hiệp ước vũ trụ sẽ ngày càng rõ rệt.Giáo sư thiên văn học Aparna Venkatesan từ Đại học San Francisco – Mỹ cho rằng, việc tuân theo các biện pháp chống lại việc gây ô nhiễm môi trường không gian đòi hỏi sự xác định nó là di sản chung của nền văn minh nhân loại.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *