Tháng Một 8, 2025

Món ngon đặc sắc trong mâm cỗ Tết miền Nam

Bánh tét

Bánh tét ở miền Nam là món ăn vô cùng đa dạng về cả màu sắc lẫn hương vị khác nhau. Với mỗi một loại bánh lại có nguyên liệu cùng tạo hình và nhiều màu sắc mới lạ.

Bánh tét được gói bằng lá chuối kèm dây lạc quấn xung quanh. Bên trong lớp vỏ bánh tét làm từ gạo nếp là phần nhân từ đậu xanh, thịt heo, đậu đen… tùy thuộc vào mỗi loại bánh.

Bánh tét có nhiều loại khác nhau như bánh tét nhân chay hoặc nhân mặn, bánh tét lá dứa, bánh tét lá cẩm, bánh tét gấc… Sau khi luộc chín, bánh được cắt thành từng lát để thưởng thức cùng củ kiệu chua hoặc dưa món để tăng thêm hương vị…

Trong vô số các món ăn truyền thống ngày tết ngon của miền Nam thì nổi tiếng nhất có lẽ chính là thịt kho nước dừa. Hay còn gọi với cái tên khác là thịt kho hột vịt.

Những ngày giáp Tết, bên cạnh việc nấu bánh tét các gia đình Nam Bộ còn hay chuẩn bị một nồi thịt kho nước dừa để ăn dần vào những ngày này.

Thịt kho hột vịt trông rất hấp dẫn, dễ ăn và rất ngon miệng. Nếu bạn muốn thưởng thức món này mà không cảm thấy ngấy có thể ăn kèm dưa giá.

Trong các món ăn ngày Tết miền Nam, có một món ăn tưởng chừng rất đơn giản trong khâu chế biến, không phải là “cao lương mỹ vị” nhưng lại được rất nhiều gia đình ưu ái lựa chọn vào thực đơn ngày Tết – củ cải ngâm mắm.

Món này được ăn kèm vào các món chính, nhâm nhi cùng với cơm hoặc bánh tét sẽ rất bắt miệng. Bí quyết để làm món này được ngon hơn chính là ở khâu chuẩn bị nguyên liệu và cách pha nước mắm để ngâm củ cải.

Củ cải cần chọn củ tươi mới, không quá non cũng không quá già. Sau khi sơ chế sẽ được phơi ở nắng to giúp củ cải giữ được độ giòn, dai. Nước mắm cũng cần chọn loại ngon, đậm đà, đảm bảo độ đạm và cân chỉnh hương vị phù hợp với từng gia đình.

Lạp xưởng đơn giản, được làm từ thịt heo và mang đi phơi khô sẽ rất phù hợp để làm món ăn nhâm nhi ngày Tết. Đây là một món bỏ tủ lạnh không thể thiếu ở ngày Tết miền Nam.

Gà luộc là món không thể thiếu đối với những mâm cỗ cúng kiếng, tỏ lòng thành kính. Người ta thường nấu một nồi cháo lấy nước ngọt từ xương gà, tận dụng thịt gà luộc xé để trộn gỏi chua ngọt cùng các loại bắp cải hoặc ngó sen và rau thơm.

Điều đặc biệt ở miền Nam khác hoàn toàn với miền Trung đó chính là củ kiệu không ăn cùng với bánh tét, mà thường ăn kèm tôm khô thành một món riêng.

Củ kiệu được ngâm chua ngọt, khi ăn kèm tôm khô thì rắc thêm miếng đường cát sẽ khiến cho món ăn có đủ vị giòn, dai, hăng, mặn, ngọt để cánh mày râu nhâm nhi ngon lành thú vị.

Người miền Nam ăn canh khổ qua nhồi thịt với mong muốn cái “khổ” của năm cũ sẽ nhanh chóng “qua” đi, bắt đầu một năm mới thật suôn sẻ và hạnh phúc. Hơn nữa ngày Tết mọi người thường ăn các món có nhiều dầu mỡ thì món canh khổ qua nhồi thịt sẽ giúp đỡ ngán hơn rất nhiều.

Món dưa giá ngâm chua rất dễ làm và vô cùng phù hợp cho những món ăn ngày Tết. Bên cạnh những món ăn như thịt kho tàu, thịt ngâm mắm,.. sẽ không còn gì tuyệt vời hơn khi ăn cùng dưa giá, đảm bảo sẽ giúp giải ngấy rất nhiều.

Một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Nam chính là các loại mứt tự nhiên làm từ các loại trái cây đặc trưng của vùng như dừa, thơm, xoài, tắc, khế, cóc….

Trong đó nổi tiếng nhất là mứt dừa với nhiều màu sắc sắc và hương vị khác nhau như chanh dây, đậu biếc, lá dứa, sữa vani, củ dền, trà xanh… Kết thúc mâm cơm bằng một đĩa mứt và nhâm nhi tách trà hàn thuyên nói chuyện, Tết thật thú vị biết bao.

Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version