Tháng Một 8, 2025

Loài cá ở Việt Nam xưa dùng để tiến vua, có người nuôi kiếm 100 triệu/năm

Cá dầm xanh xuất hiện nhiều tại các sông ngòi ở các tỉnh miền núi phía Bắc và rải rác tại khu vực Bắc Trung BộChúng được coi là “ngũ quý hà thủy” cùng với cá anh vũ, cá lăng, cá chiên và cá bỗng, từng được ghi nhận trong sử sách như một sản vật tiến vuaTrọng lượng cá dầm xanh thường thấy là 1-2 kg. Cá lớn nhất được ghi nhận có khối lượng lên đến 7kgThịt cá dầm xanh ngọt, nhất là buồng trứng, đặc biệt phần xương cá rất mềm mà không có mùi tanhThịt của cá dầm xanh còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đạm, protein, canxi, chất béo, chất khoáng, vitamin…Từ cá dầm xanh có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như gỏi, lẩu, nướng, nấu cháo, trong đó gỏi cá dầm xanh là đặc sản nổi tiếng nhấtTrên thị trường, cá dầm xanh có giá vô cùng đắt đỏ, lên tới 800.000 đồng/kg, có cả cá trong tự nhiên và cá nuôiHiện cá dầm xanh trong tự nhiên ngày càng hiếm, người dân huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã nuôi trong ao vườn và nhân giống thành công loại cá quý hiếm này.Loài cá này ưa môi trường nước trong, không ăn cám công nghiệp như các loại cá khác mà thức ăn chủ yếu là cỏ, lá sắn, lá chuối, gốc lúa….Anh Nguyễn Văn Bình (37 tuổi, Mai Châu – Hòa Bình) cho biết cá dầm xanh được các thương lái thu mua tận nơi với giá 250.000 đồng/kg, bình quân mỗi năm một hộ nuôi cá có thu nhập 100 triệu đồngCác nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội cũng đưa loại cá này vào thực đơn


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version