Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái (thuộc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum), ông Nguyễn Văn Phi (trú thôn 1, xã Đăk Cấm, TP. Kon Tum) khi làm vườn thì vô tình phát hiện 1 con tê tê Java quý hiếm.Biết đó là loài quý hiếm, không được phép tự ý nuôi nhốt nên gia đình ông Phi đã giao nộp con tê tê Java nặng khoảng 2,8 kg cho Hạt Kiểm lâm TP. Kon Tum.Sau đó, Hạt Kiểm lâm TP. Kon Tum bàn giao con tê tê Java trên cho Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái. Theo đó, Trung tâm chăm sóc con tê tê trước khi thả nó về tự nhiên.Tê tê Java có tên khoa học là Manis Javanica, thuộc nhóm IB, nằm trong sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế là “nguy cấp trên toàn cầu”.Do nằm trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nên tê tê Java được ưu tiên bảo vệ.Loài tê tê Java phân bố ở nhiều nước như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Lào, Campuchia , Malaysia và Singapore.Mặc dù có thị lực kém nhưng tê tê Java có khứu giác cực nhạy bén. Nó sử dụng chiếc lưỡi dài để săn bắt mồi.Mỗi cá thể tê tê Java trưởng thành có thể nặng tới 10 kg. Con đực thường lớn hơn con cái.Theo các chuyên gia, tê tê Java là một trong những loài động vật có vú bị săn bắt trộm nhiều nhất ở Đông Nam Á. Chúng bị các đối tượng mua bán trái phép để làm thịt và thuốc đông y.Một nguyên nhân khác khiến số lượng tê tê Java suy giảm là do ảnh hưởng của môi trường sống.Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.
Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái (thuộc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum), ông Nguyễn Văn Phi (trú thôn 1, xã Đăk Cấm, TP. Kon Tum) khi làm vườn thì vô tình phát hiện 1 con tê tê Java quý hiếm.
Biết đó là loài quý hiếm, không được phép tự ý nuôi nhốt nên gia đình ông Phi đã giao nộp con tê tê Java nặng khoảng 2,8 kg cho Hạt Kiểm lâm TP. Kon Tum.
Sau đó, Hạt Kiểm lâm TP. Kon Tum bàn giao con tê tê Java trên cho Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái. Theo đó, Trung tâm chăm sóc con tê tê trước khi thả nó về tự nhiên.
Tê tê Java có tên khoa học là Manis Javanica, thuộc nhóm IB, nằm trong sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế là “nguy cấp trên toàn cầu”.
Do nằm trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nên tê tê Java được ưu tiên bảo vệ.
Loài tê tê Java phân bố ở nhiều nước như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Lào, Campuchia , Malaysia và Singapore.
Mặc dù có thị lực kém nhưng tê tê Java có khứu giác cực nhạy bén. Nó sử dụng chiếc lưỡi dài để săn bắt mồi.
Mỗi cá thể tê tê Java trưởng thành có thể nặng tới 10 kg. Con đực thường lớn hơn con cái.
Theo các chuyên gia, tê tê Java là một trong những loài động vật có vú bị săn bắt trộm nhiều nhất ở Đông Nam Á. Chúng bị các đối tượng mua bán trái phép để làm thịt và thuốc đông y.
Một nguyên nhân khác khiến số lượng tê tê Java suy giảm là do ảnh hưởng của môi trường sống.
Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.