Nằm trên phần đáy khu vực tây bắc Thái Bình Dương, về phía đông quần đảo Mariana, kéo dài tới gần Nhật Bản, Mariana là rãnh đại dương sâu nhất trên Trái đất.Mariana – tên của rãnh đại dương sâu nhất trên Trái đất được đặt theo tên của quần đảo Mariana gần đó. Trong khi đó, quần đảo Mariana được đặt theo tên của Nữ hoàng Tây Ban Nha Mariana de Augustin – vợ của vua Philip IV. Vào thế kỷ 17, Tây Ban Nha thực hiện thuộc địa hóa quần đảo này.Theo các chuyên gia, rãnh Mariana có chiều dài trung bình 2.550 km, rộng khoảng 69 km.Mariana là ranh giới của hai mảng kiến tạo: mảng Thái Bình Dương bị lún xuống dưới mảng Phillipines tạo thành một vực sâu.Khoảng cách giữa đáy rãnh Mariana đến mực nước biển rất lớn. Các chuyên gia đo đạc được độ sâu tối đa của rãnh Mariana là 10.971m dưới mực nước biển.Nếu đặt toàn bộ ngọn Everest (cao 8.848m) xuống đáy rãnh Mariana thì đỉnh núi sẽ cách mặt biển hơn 2.000m.Nơi sâu nhất tại rãnh Mariana được các nhà khoa học đặt tên là vực thẳm Challenger. Tên gọi này được đặt theo tên tàu Challenger II của Hải quân Hoàng gia Anh đã đến đo đạc khu vực này vào năm 1951.Ở dưới đáy vực, áp suất nước khoảng 1.086 bar (1.071 atm) gấp 1.000 lần so với áp suất khí quyển tiêu chuẩn ở mặt nước biển. Nhiệt độ đáy rãnh nằm trong khoảng từ 1 – 4 độ C.Chuyến lặn thám hiểm đầu tiên xuống đáy rãnh Mariana được tàu ngầm thăm dò Bathyscaphe Trieste của Hải quân Mỹ thực hiện.Trong chuyến thám hiểm này, các chuyên gia phát hiện một số động vật thích nghi với môi trường ở rãnh Mariana. Trong số này, một số loài có đôi mắt khổng lồ giúp dễ dàng bắt được lượng ánh sáng hiếm hoi nơi đáy sâu. Vài loài khác có xúc giác hoạt động rất mạnh để cảm nhận con mồi hoặc có khả năng tự phát sáng để thu hút con mồi tự tìm đến.Mời độc giả xem video: Đại dương đang ‘ngạt thở’ vì rác nhựa từ châu Á. Nguồn: VTV24.
Nằm trên phần đáy khu vực tây bắc Thái Bình Dương, về phía đông quần đảo Mariana, kéo dài tới gần Nhật Bản, Mariana là rãnh đại dương sâu nhất trên Trái đất.
Mariana – tên của rãnh đại dương sâu nhất trên Trái đất được đặt theo tên của quần đảo Mariana gần đó. Trong khi đó, quần đảo Mariana được đặt theo tên của Nữ hoàng Tây Ban Nha Mariana de Augustin – vợ của vua Philip IV. Vào thế kỷ 17, Tây Ban Nha thực hiện thuộc địa hóa quần đảo này.
Theo các chuyên gia, rãnh Mariana có chiều dài trung bình 2.550 km, rộng khoảng 69 km.
Mariana là ranh giới của hai mảng kiến tạo: mảng Thái Bình Dương bị lún xuống dưới mảng Phillipines tạo thành một vực sâu.
Khoảng cách giữa đáy rãnh Mariana đến mực nước biển rất lớn. Các chuyên gia đo đạc được độ sâu tối đa của rãnh Mariana là 10.971m dưới mực nước biển.
Nếu đặt toàn bộ ngọn Everest (cao 8.848m) xuống đáy rãnh Mariana thì đỉnh núi sẽ cách mặt biển hơn 2.000m.
Nơi sâu nhất tại rãnh Mariana được các nhà khoa học đặt tên là vực thẳm Challenger. Tên gọi này được đặt theo tên tàu Challenger II của Hải quân Hoàng gia Anh đã đến đo đạc khu vực này vào năm 1951.
Ở dưới đáy vực, áp suất nước khoảng 1.086 bar (1.071 atm) gấp 1.000 lần so với áp suất khí quyển tiêu chuẩn ở mặt nước biển. Nhiệt độ đáy rãnh nằm trong khoảng từ 1 – 4 độ C.
Chuyến lặn thám hiểm đầu tiên xuống đáy rãnh Mariana được tàu ngầm thăm dò Bathyscaphe Trieste của Hải quân Mỹ thực hiện.
Trong chuyến thám hiểm này, các chuyên gia phát hiện một số động vật thích nghi với môi trường ở rãnh Mariana. Trong số này, một số loài có đôi mắt khổng lồ giúp dễ dàng bắt được lượng ánh sáng hiếm hoi nơi đáy sâu. Vài loài khác có xúc giác hoạt động rất mạnh để cảm nhận con mồi hoặc có khả năng tự phát sáng để thu hút con mồi tự tìm đến.
Mời độc giả xem video: Đại dương đang ‘ngạt thở’ vì rác nhựa từ châu Á. Nguồn: VTV24.