Tháng Một 8, 2025
kham pha nhung hien tuong ky thu trong vu tru 62959f5e30610

Khám phá những hiện tượng kỳ thú trong vũ trụ

37 hình ảnh từ Kính Thiên văn Hubble được chụp từ năm 2003 – 2021, trong đó có các thiên hà có chứa các biến quang Cepheid và những siêu tân tinh. Chúng được coi là những công cụ để tính toán khoảng cách thiên văn học và tỷ lệ mở rộng của vũ trụ.Hình ảnh đầu tiên của Sagittarius A* – hố đen siêu nặng ở trung tâm Dải Ngân hà được Kính Thiên văn Chân trời Sự kiện ghi lại.2 thiên hà NGC 1512 và NGC 1510 đang trong quá trình sáp nhập với nhau trong 400 triệu năm qua được Camera Năng lượng tối ghi lại.Hình ảnh minh họa cho thấy các ngoại sao chổi quay quanh sao Beta Pictoris gần đó. Các nhà thiên văn học đã phát hiện được ít nhất 30 ngoại sao chổi trong hệ này, vốn cũng chứa 2 ngoại hành tinh.Hình ảnh minh họa cho thấy hệ sao nhị phân với một sao lùn trắng và một ngôi sao đồng hành, nơi mà một vụ nổ micronova có thể xảy ra. Mặc dù những vụ nổ này nhỏ hơn các vụ nổ siêu tân tinh nhưng chúng có thể phát ra nguồn năng lượng vô cùng mạnh.Kính thiên văn Hubble đã ghi lại hình ảnh một ngôi sao xa xôi nhất từng được phát hiện, nằm cách chúng ta gần 13 tỷ năm ánh sáng.Các nhà thiên văn học đã ghi lại hình ảnh một hiện tượng không gian được gọi là các vòng tròn vô tuyến kỳ lạ, sử dụng kính thiên văn SKA Pathfinder của Australia. Những vòng tròn không gian này lớn tới nỗi chúng trải dài hàng triệu năm ánh sáng, lớn hơn thiên hà của chúng ta 16 lần.Hình ảnh minh họa cho thấy những gì xảy ra khi 2 thiên thể lớn va chạm với nhau trong không gian tạo nên một đám mây các mảnh vụn. Kính thiên văn Spitzer của NASA từng ghi nhận một đám mây các mảnh vụn chắn ánh sáng của ngôi sao HD 166191.Khoảng 4,4 triệu vật thể trong không gian nằm cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng đã được các nhà thiên văn học vẽ sơ đồ lại, trong đó có 1 triệu thiên thể chưa từng được phát hiện trước đó.Hình tam giác bất thường được hình thành từ 2 thiên hà va chạm với nhau đã được Kính thiên văn Hubble của NASA ghi lại.Hình ảnh những gì còn lại của vụ nổ siêu tân tinh Cassiopeia A.Kính thiên văn Hubble ghi lại hình ảnh thiên hà lùn Henize 2-10 với đầy những ngôi sao trẻ. Phần trung tâm sáng màu được bao quanh bởi những đám mây hồng cho thấy vị trí của hố đen và các khu vực những vì sao được sinh ra.Hình ảnh minh họa cho thấy sao lùn đỏ siêu lớn trong những năm cuối đời phát ra đám mây khí, đang trải qua những thay đổi bên trong mạnh mẽ trước khi phát nổ trong một vụ nổ siêu tân tinh dữ dội./.


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *