Tháng Một 8, 2025
giat minh thu pham gay ra vu no tunguska kinh hoang tren sao moc 62b41f06b4522

Giật mình thủ phạm gây ra “vụ nổ Tunguska” kinh hoàng trên sao Mộc

Tháng 10/2021, các nhà thiên văn phát hiện một tia sáng lóe lên trên sao Mộc, hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời.Nghiên cứu mới trên tạp chí Astrophysical Journal Letters cho thấy một thiên thạch khổng lồ đã đâm vào hành tinh này, giải phóng năng lượng tương đương 2 triệu tấn thuốc nổ, có thể so sánh với vụ nổ Tunguska làm rung chuyển Siberia năm 1908.Đây vụ va chạm mạnh nhất mà sao Mộc hứng chịu kể từ năm 1994, khi sao chổi Shoemaker-Levy 9 đâm xuống.Vụ va chạm thiên thạch xảy ra ngày 15/10/2021, được quan sát bởi hệ thống PONCOTS do Đại học Kyoto vận hành. Đây là lần đầu tiên một đài quan sát chuyên dụng chụp được những hình ảnh như vậy.Ngoại trừ trường hợp sao chổi, các vụ va chạm trước đó đều do các nhà thiên văn nghiệp dư tình cờ phát hiện. Vì vậy, những hình ảnh mới mang lại nhiều dữ liệu khoa học đáng kinh ngạc.Ví dụ, nhóm nghiên cứu ước tính rằng thiên thạch có khối lượng khoảng 4,1 triệu kg, tương đương với vài tàu con thoi có vận tốc cực cao lao vào khí quyển khắc nghiệt của sao Mộc. Dựa trên ước tính về khối lượng, thiên thạch có thể rộng khoảng 15 – 30 m. Kích thước không lớn nhưng nó lao đủ nhanh để nóng đến 8.000 độ C.Điều này rất thú vị vì giúp cung cấp thông tin để các nhà khoa học xác định xem thiên thạch thuộc loại nào. Việc thu thập dữ liệu về các vụ va chạm cách xa Trái Đất có thể giúp con người chuẩn bị cho trường hợp một sao chổi hoặc tiểu hành tinh lao xuống hành tinh xanh.Hình ảnh mới chụp có vẻ sáng gấp 10 lần so với những hình ảnh nghiệp dư trước đây về các vụ va chạm. Nó cũng giúp giới nghiên cứu ước tính tần suất mà những vụ va chạm như vậy xảy ra trên sao Mộc. Kết quả, các vụ va chạm xảy ra thường xuyên hơn rất nhiều so với ở Trái Đất, gấp khoảng 100 – 1.000 lần.Nhóm nghiên cứu dự định mở một chiến dịch theo dõi sao Mộc dài hạn bằng phiên bản nâng cấp của hệ thống PONCOTS.”Vì hệ thống PONCOTS ban đầu là một nguyên mẫu thử nghiệm nên không hỗ trợ chế độ quan sát từ xa cần thiết cho việc theo dõi lâu dài. Hệ thống PONCOTS phiên bản mới sẽ hỗ trợ chế độ này và có khả năng phát hiện các tia sáng khác do va chạm”, tiến sĩ Ko Arimatsu, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *