Mới đây, cuộc điều trần đầu tiên về UFO (vật thể bay không xác định) của Lầu Năm Góc trước Quốc hội Mỹ đã gây sự chú ý của dư luận. Đây là lần đầu tiên sau gần 60 năm một chủ đề tương tự được đem ra điều trần công khai.Động thái này cũng làm dấy lên nhiều câu hỏi và cuộc bàn luận của những người yêu khoa học. Câu hỏi quan trọng nhất là vì sao nhân loại chưa bao giờ ghi nhận sự xuất hiện sự sống của người ngoài hành tinh trên Trái Đất, dù vũ trụ mênh mông này ước tính có tới hàng trăm tỷ thiên hà?Theo đó, lời giải thích mà các nhà nghiên cứu đưa ra có màu sắc khá u ám và liên quan đến một vấn đề sống còn của mọi nền văn minh hay dạng sống trong vũ trụ – năng lượng.Theo giả thuyết của họ, khi những nền văn minh với trình độ du hành không gian phát triển về quy mô và công nghệ, tới một lúc nào đó họ sẽ gặp phải một khủng hoảng lớn khi các cải tiến khoa học không thể bắt kịp nhu cầu ngày càng tăng cao về năng lượng. Hệ quả tiếp theo là sự sụp đổ.Con đường duy nhất để tránh khỏi số phận u ám đó là từ chối một mô hình tăng trưởng bất chấp, nhằm duy trì cân bằng. Chiến lược này cũng yêu cầu các nền văn minh buộc phải hy sinh khả năng du hành không gian xa hơn nữa.Lập luận này vốn được đưa ra như một lời giải dành cho Nghịch lý Fermi – một lý thuyết vốn rất nổi tiếng trong sinh học vũ trụ và khoa học viễn tưởng.Được đặt tên từ những ý tưởng nghiền ngẫm của nhà vật lý đạt giải Nobel Enrico Fermi, nghịch lý này chỉ ra rằng có sự mâu thuẫn giữa độ tuổi và quy mô khủng khiếp của vũ trụ với sự thiếu vắng các bằng chứng về sự tồn tại của sự sống ngoài Trái Đất.Theo Michael Wong, nhà sinh học vũ trụ của Viện nghiên cứu Khoa học Carnegie và Stuart Bartlett từ Viện Công nghệ California, các nền văn minh đã chọn mô hình “cân bằng nội môi” giữa sự phát triển và nhu cầu năng lượng, hoặc đã sụp đổ vì kiệt quệ.Cả 2 giả thuyết đều củng cố cho sự thiếu vắng của các quan sát về một nền văn minh tầm cỡ thiên hà.Kết luận này được đưa ra từ việc nghiên cứu các mô hình siêu tăng trưởng của nhiều thành phố. Khi các thành phố đạt mức tăng trưởng ở cấp số mũ về tiêu thụ năng lượng khi dân số tăng cao, kết cục tất yếu là những điểm khủng hoảng khi mà sự phát triển sẽ sụp đổ chóng vánh, hoặc kinh khủng hơn là sụp đổ nền văn minh.Những nền văn minh tiệm cận mức sụp đổ này thực ra rất dễ để quan sát được với trình độ của con người hiện tại khi chúng sẽ tiêu hao một lượng năng lượng vô cùng lớn theo cách cực kỳ bất ổn định.Điều này tiếp tục đặt ra một nghi vấn là nhiều phát hiện đầu tiên về các dạng sống ngoài hành tinh của nhân loại (nếu có) sẽ thuộc về các loài thông minh, nhưng chưa khôn ngoan (do chưa chọn con đường bền vững).Để đảo ngược số phận u ám này, theo các nhà khoa học, con người hay bất cứ nền văn minh nào cần chuyển hướng từ tăng trưởng bằng mọi giá sang một mô hình ưu tiên phúc lợi xã hội, phát triển bền vững, công bằng, hài hòa với môi trường.Một con đường như vậy sẽ được gọi là “sự thức tỉnh về cân bằng nội môi”. Tất nhiên, cái giá phải trả là việc hạn chế liên hệ hay du hành với các nền văn minh khác ở rất xa.Dĩ nhiên tất cả những điều trên chỉ là giả thuyết. Còn nhiều nghi vấn đặt ra cho sự cô độc của chúng ta, như vô số thách thức của du hành xuyên thiên hà, hay “đúng người sai thời điểm” – người ngoài hành tinh đã viếng thăm chúng ta quá sớm, hoặc họ sẽ tới trong tương lai xa.
Mới đây, cuộc điều trần đầu tiên về UFO (vật thể bay không xác định) của Lầu Năm Góc trước Quốc hội Mỹ đã gây sự chú ý của dư luận. Đây là lần đầu tiên sau gần 60 năm một chủ đề tương tự được đem ra điều trần công khai.
Động thái này cũng làm dấy lên nhiều câu hỏi và cuộc bàn luận của những người yêu khoa học. Câu hỏi quan trọng nhất là vì sao nhân loại chưa bao giờ ghi nhận sự xuất hiện sự sống của người ngoài hành tinh trên Trái Đất, dù vũ trụ mênh mông này ước tính có tới hàng trăm tỷ thiên hà?
Theo đó, lời giải thích mà các nhà nghiên cứu đưa ra có màu sắc khá u ám và liên quan đến một vấn đề sống còn của mọi nền văn minh hay dạng sống trong vũ trụ – năng lượng.
Theo giả thuyết của họ, khi những nền văn minh với trình độ du hành không gian phát triển về quy mô và công nghệ, tới một lúc nào đó họ sẽ gặp phải một khủng hoảng lớn khi các cải tiến khoa học không thể bắt kịp nhu cầu ngày càng tăng cao về năng lượng. Hệ quả tiếp theo là sự sụp đổ.
Con đường duy nhất để tránh khỏi số phận u ám đó là từ chối một mô hình tăng trưởng bất chấp, nhằm duy trì cân bằng. Chiến lược này cũng yêu cầu các nền văn minh buộc phải hy sinh khả năng du hành không gian xa hơn nữa.
Lập luận này vốn được đưa ra như một lời giải dành cho Nghịch lý Fermi – một lý thuyết vốn rất nổi tiếng trong sinh học vũ trụ và khoa học viễn tưởng.
Được đặt tên từ những ý tưởng nghiền ngẫm của nhà vật lý đạt giải Nobel Enrico Fermi, nghịch lý này chỉ ra rằng có sự mâu thuẫn giữa độ tuổi và quy mô khủng khiếp của vũ trụ với sự thiếu vắng các bằng chứng về sự tồn tại của sự sống ngoài Trái Đất.
Theo Michael Wong, nhà sinh học vũ trụ của Viện nghiên cứu Khoa học Carnegie và Stuart Bartlett từ Viện Công nghệ California, các nền văn minh đã chọn mô hình “cân bằng nội môi” giữa sự phát triển và nhu cầu năng lượng, hoặc đã sụp đổ vì kiệt quệ.
Cả 2 giả thuyết đều củng cố cho sự thiếu vắng của các quan sát về một nền văn minh tầm cỡ thiên hà.
Kết luận này được đưa ra từ việc nghiên cứu các mô hình siêu tăng trưởng của nhiều thành phố. Khi các thành phố đạt mức tăng trưởng ở cấp số mũ về tiêu thụ năng lượng khi dân số tăng cao, kết cục tất yếu là những điểm khủng hoảng khi mà sự phát triển sẽ sụp đổ chóng vánh, hoặc kinh khủng hơn là sụp đổ nền văn minh.
Những nền văn minh tiệm cận mức sụp đổ này thực ra rất dễ để quan sát được với trình độ của con người hiện tại khi chúng sẽ tiêu hao một lượng năng lượng vô cùng lớn theo cách cực kỳ bất ổn định.
Điều này tiếp tục đặt ra một nghi vấn là nhiều phát hiện đầu tiên về các dạng sống ngoài hành tinh của nhân loại (nếu có) sẽ thuộc về các loài thông minh, nhưng chưa khôn ngoan (do chưa chọn con đường bền vững).
Để đảo ngược số phận u ám này, theo các nhà khoa học, con người hay bất cứ nền văn minh nào cần chuyển hướng từ tăng trưởng bằng mọi giá sang một mô hình ưu tiên phúc lợi xã hội, phát triển bền vững, công bằng, hài hòa với môi trường.
Một con đường như vậy sẽ được gọi là “sự thức tỉnh về cân bằng nội môi”. Tất nhiên, cái giá phải trả là việc hạn chế liên hệ hay du hành với các nền văn minh khác ở rất xa.
Dĩ nhiên tất cả những điều trên chỉ là giả thuyết. Còn nhiều nghi vấn đặt ra cho sự cô độc của chúng ta, như vô số thách thức của du hành xuyên thiên hà, hay “đúng người sai thời điểm” – người ngoài hành tinh đã viếng thăm chúng ta quá sớm, hoặc họ sẽ tới trong tương lai xa.