Tháng Mười Hai 2, 2024

Giải mã sao chổi mới sà xuống Trái đất: Thứ cực “khủng”?

Vào năm 2017, kính viễn vọng Pan-STARRS đặt ở Hawaii, Mỹ phát hiện sao chổi C/2017 K2 (PANSTARRS) được gọi tắt là K2. Khi ấy, nó nằm ở vùng ngoài cùng của hệ Mặt Trời.Theo các chuyên gia, sao chổi K2 áp sát Trái đất nhất là vào ngày 15/7. Sao chổi này sẽ tiếp cận Trái Đất gần nhất ở khoảng cách 270 triệu km, tức bay vòng ngoài quỹ đạo Sao Hỏa. Nó sẽ nằm gần cụm sao cầu Messier 10.Người dân trên thế giới có thể xem trực tuyến đường đi của sao chổi K2 thông qua công cụ của Dự án Kính viễn vọng ảo.Tờ Space chuyển tiếp lại sự kiện này trên trang chủ Space.com bắt đầu từ 5h15 sáng 15/7 giờ Việt Nam).Vào thời điểm mới phát hiện, sao chổi K2 có vệt đuôi rộng gần 129.000 km. Nó lập kỷ lục là sao chổi hoạt động ở xa nhất, cách Mặt Trời 2,4 tỷ km, ngoài quỹ đạo của sao Thổ.Sau 5 năm sau, sao chổi K2 đã ở gần Trái Đất hơn. Các đài thiên văn trên thế giới ghi hình hiện tượng này.Sao chổi K2 sẽ tiếp tục bay về phía Mặt Trời và tới điểm gần ngôi sao nhất trong tháng 12/2022.Các nhà khoa học hiện chưa thể chắc về độ lớn của sao chổi K2. Tuy nhiên, họ nhận định nhiều khả năng nó có kích thước “khủng”.Quan sát từ Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA cho rằng đường kính của sao chổi K2 có thể khoảng 12 km.Tuy nhiên, một số nhà thiên văn cho rằng sao chổi K2 có thể có đường kính lên tới 160 km. Điều này có nghĩa sao chổi này lớn hơn thiên thạch đã lao xuống Trái đất khiến khủng long tuyệt chủng.Mời độc giả xem video: Sao chổi khổng lồ sắp “ghé thăm” Trái Đất. Nguồn: VOVTV.


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version