Tháng Một 8, 2025

Giải mã bất ngờ loài “giun điên” kì lạ xâm chiếm nước Mỹ

Giun nhảy châu Á (Amynthas agrestis), còn được gọi là giun Alabama hay giun rắn điên, có nguồn gốc từ Đông Á, đặc biệt là ở Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên, nhưng trong những năm gần đây, chúng vô tình được đưa đến Bắc Mỹ thông qua nhiều loại cây cảnh nhập khẩu và sinh sôi nảy nở mạnh mẽ.Năm ngoái, loài “giun điên” ngoại lai này đã được tìm thấy ở một loạt các bang của Mỹ.Các bang bao gồm Kansas, Kentucky, Illinois, Indiana, Iowa, Louisiana, Minnesota, Missouri, Nebraska, Ohio, Oklahoma, Tennessee, Texas, Wisconsin, và trong một báo cáo mới nhất, chúng đã bắt đầu xâm lấn California.”Amynthas agrestis có khả năng sẽ thiết lập sự phân bố rộng rãi trong hệ sinh thái rừng và các địa điểm sản xuất cây cảnh của California, đặc biệt là trong môi trường dân cư và thương mại”, Bộ Nông nghiệp và Thực California (CDFA) cho biết.Giun nhảy châu Á có thể dài tới 20,3 cm và rất háu ăn. Đúng như tên gọi, chúng có khả năng bật nhảy và thể hiện hành vi hung dữ giống như một con rắn hơn là giun đất khi bị đe dọa.Nếu bị bắt, chúng thậm chí tự cắt đứt một phần cơ thể để tẩu thoát. Amynthas agrestis là loài lưỡng tính, có thể sinh sản mà không cần giao phối, hay nói cách khác, chúng tự nhân bản chính mình.Sự xâm lấn của giun rắn điên là mối đe dọa lớn đối với môi trường bản địa. Chúng có thể tàn phá hệ sinh thái rừng bằng cách ăn lá rụng, từ đó phá hủy lớp đất mặt trên cùng mà nhiều sinh vật sống phụ thuộc vào.”Chúng gây thiệt hại nghiêm trọng cho các rừng cây gỗ cứng, đặc biệt là cây phong, đoạn, sồi đỏ và bạch dương, những loài dựa vào lớp lá rụng để tạo rễ”, CDFA cảnh báo những con giun phàm ăn này có thể ngấu nghiến lớp lá hữu cơ dày trong 2 – 5 năm.”Đất là nền tảng của sự sống và giun nhảy châu Á đang thay đổi nó. Trên thực tế, giun đất có thể có những tác động to lớn đến mức tái cấu trúc hệ sinh thái xung quanh chúng”, nhà nghiên cứu Mac Callaham từ Cục Kiểm lâm Mỹ nói thêm.Các chuyên gia đã khuyến nghị một số chiến lược để loại bỏ giun nhảy châu Á, bao gồm việc đổ hỗn hợp nước và hạt mù tạt vàng lên đất, hoặc dùng tấm polyetylen trong suốt phủ lên đất ẩm trong hai đến ba tuần cho đến khi nhiệt độ đất vượt quá 40°C để phá hủy kén giun.


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version