Ông Nguyễn Văn Năm, Phó Giám đốc Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên cho biết mới tiếp nhận một gia đình 3 con khỉ mốc do một hộ dân ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu giao nộp.Theo ông Nguyễn Văn Năm, khi đi làm việc ở huyện Phong Thổ, anh Tẩn Tường Nhân có địa chỉ tại xã Trình Tường, huyệt Bát Xát, tỉnh Lào Cai vô tình đến một nhà dân và phát hiện gia đình đang nuôi nhốt 3 cá thể khỉ mốc quý hiếm.Biết khỉ mốc là loài động vật quý hiếm, người dân không được phép nuôi nhốt nên anh Tẩn Tường Nhân đã vận động, thuyết phục chủ hộ giao nộp 3 cá thể cho cơ quan chức năng cứu hộ theo quy định.Gia đình trên đã nhờ anh Tẩn Tường Nhân giao nộp 3 con khỉ mốc cho Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên (Vườn quốc gia Hoàng Liên Sa Pa).Tại đây, các chuyên gia kiểm tra sức khỏe cho 3 cá thể khỉ mốc. Ba con vật này có tổng trọng lượng 11,4 kg gồm khỉ bố, khỉ mẹ đang mang thai và một khỉ con khoảng 1 năm tuổi.Các chuyên gia sẽ chăm sóc, theo dõi sức khỏe của gia đình 3 con khỉ mốc này trước khi thả về môi trường tự nhiên.Khỉ mốc có tên khoa học là Macaca assamensis, thuộc họ Khỉ, bộ Linh trưởng. Đây là động vật rừng quý hiếm nhóm IIB. Đây là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, cần được bảo vệ, bảo tồn và phát triển. Loài khỉ mốc có kích thước và trọng lượng lớn hơn nhiều loài khỉ khác. Khi trưởng thành, mỗi cá thể có thể nặng từ 6,5 – 12 kg.Khỉ mốc có bộ lông dày và dài. Lông có màu từ nâu sẫm đến nâu vàng. Phía trong và phía dưới của đùi có màu trắng xám. Đặc biệt, lông xung quanh mặt của khỉ mốc có màu đen trong khi 2 bên má có màu xám.Hướng của lông ở trên đỉnh đầu của khỉ mốc rất đặc trưng khi mọc rẽ sang phải và sang trái, xoắn ở trên gốc tai. Mào của chúng hướng ra phía sau, đuôi thường mập phần gốc, thẳng và không thon.Khỉ mốc ăn chủ yếu các loài thực vật, các loại quả có vị chua chát, côn trùng, thằn lắn… Chúng sống ở những rừng cây cao trên núi đá, rừng thưa, rừng tre nứa… Vào ban ngày, chúng xuống đất kiếm ăn rồi đến ban đêm trèo lên cành cây hoặc các hốc trên vách đá để ngủ.Mời độc giả xem video: Độc, lạ tiệc buffet dành cho khỉ. Nguồn: THDT.
Ông Nguyễn Văn Năm, Phó Giám đốc Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên cho biết mới tiếp nhận một gia đình 3 con khỉ mốc do một hộ dân ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu giao nộp.
Theo ông Nguyễn Văn Năm, khi đi làm việc ở huyện Phong Thổ, anh Tẩn Tường Nhân có địa chỉ tại xã Trình Tường, huyệt Bát Xát, tỉnh Lào Cai vô tình đến một nhà dân và phát hiện gia đình đang nuôi nhốt 3 cá thể khỉ mốc quý hiếm.
Biết khỉ mốc là loài động vật quý hiếm, người dân không được phép nuôi nhốt nên anh Tẩn Tường Nhân đã vận động, thuyết phục chủ hộ giao nộp 3 cá thể cho cơ quan chức năng cứu hộ theo quy định.
Gia đình trên đã nhờ anh Tẩn Tường Nhân giao nộp 3 con khỉ mốc cho Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên (Vườn quốc gia Hoàng Liên Sa Pa).
Tại đây, các chuyên gia kiểm tra sức khỏe cho 3 cá thể khỉ mốc. Ba con vật này có tổng trọng lượng 11,4 kg gồm khỉ bố, khỉ mẹ đang mang thai và một khỉ con khoảng 1 năm tuổi.
Các chuyên gia sẽ chăm sóc, theo dõi sức khỏe của gia đình 3 con khỉ mốc này trước khi thả về môi trường tự nhiên.
Khỉ mốc có tên khoa học là Macaca assamensis, thuộc họ Khỉ, bộ Linh trưởng. Đây là động vật rừng quý hiếm nhóm IIB. Đây là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, cần được bảo vệ, bảo tồn và phát triển. Loài khỉ mốc có kích thước và trọng lượng lớn hơn nhiều loài khỉ khác. Khi trưởng thành, mỗi cá thể có thể nặng từ 6,5 – 12 kg.
Khỉ mốc có bộ lông dày và dài. Lông có màu từ nâu sẫm đến nâu vàng. Phía trong và phía dưới của đùi có màu trắng xám. Đặc biệt, lông xung quanh mặt của khỉ mốc có màu đen trong khi 2 bên má có màu xám.
Hướng của lông ở trên đỉnh đầu của khỉ mốc rất đặc trưng khi mọc rẽ sang phải và sang trái, xoắn ở trên gốc tai. Mào của chúng hướng ra phía sau, đuôi thường mập phần gốc, thẳng và không thon.
Khỉ mốc ăn chủ yếu các loài thực vật, các loại quả có vị chua chát, côn trùng, thằn lắn… Chúng sống ở những rừng cây cao trên núi đá, rừng thưa, rừng tre nứa… Vào ban ngày, chúng xuống đất kiếm ăn rồi đến ban đêm trèo lên cành cây hoặc các hốc trên vách đá để ngủ.
Mời độc giả xem video: Độc, lạ tiệc buffet dành cho khỉ. Nguồn: THDT.