Tháng Mười Hai 2, 2024

Điểm danh trọn bộ các loài lnh trưởng quý hiếm của Việt Nam (2)

Voọc bạc Đông Dương hay voọc mào (Trachypithecus germaini caudalis) là một phân loài của voọc bạc, được ghi nhận tại một số khu vực ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Loài này được xếp loại Sẽ nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN.Voọc xám Đông Dương (Trachypithecus phayrei crepusculus) là một phân loài của voọc xám, phân bố ở miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Loài này được xếp loại Sẽ nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN.Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) được ghi nhận ở khu vực Đông Bắc Việt Nam, số lượng ước đoán dưới 500 cá thể. Loài này được xếp loại Nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ IUCN.Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) phân bố ở Tây Nguyên và Đông Nam B. Loài này được xếp loại Rất nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao, theo đánh giá hiện trạng các loài linh trưởng ở Châu Á năm 2015.Chà vá chân đỏ hay chà vá chân nâu, voọc ngũ sắc (Pygathrix nemaeus), được ghi nhận từ Nghệ An đến Kon Tum. Loài này được xếp loại Rất nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao, theo đánh giá hiện trạng các loài linh trưởng ở Châu Á năm 2015.Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) là loài linh trưởng đặc hữu Việt Nam, còn khoảng 550 – 700 cá thể phân bố trên địa bàn Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum và Gia Lai. Loài này được xếp loại Rất nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao, theo đánh giá hiện trạng các loài linh trưởng ở Châu Á năm 2015.Vượn đen tuyền Tây Bắc (Nomascus concolor) được ghi nhận ở Tây Bắc và một số vùng thuộc Bắc Kạn, Quảng Ninh, Thanh Hoá. Loài này được xếp loại Nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao, theo đánh giá hiện trạng các loài linh trưởng ở Châu Á năm 2015.Vượn đen má trắng phương Bắc (Nomascus leucogenys) được ghi nhận ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Loài này được xếp loại Nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao, theo đánh giá hiện trạng các loài linh trưởng ở Châu Á năm 2015.Vượn đen má trắng siki (Nomascus siki) phân bố ở Bắc Trung Bộ. Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài này được coi là phân loài của Vượn đen má trắng phương Bắc, xếp loại Nguy cấp. Cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao, theo đánh giá hiện trạng các loài linh trưởng ở Châu Á năm 2015.Vượn đen má vàng phương Nam (Nomascus gabriellae) sinh sống trong khu vực từ Quảng Nam đến Động Nai. Loài này được xếp loại Nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ IUCN.Vượn đen má hung Trung Bộ (Nomascus annamensis) là một loài vượn mới được phát hiện năm 2010 ở miền Trung Việt Nam, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Loài này được xếp loại Nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN.Vượn mào đen phương Đông hay vượn Cao Vít (Nomascus nasutus) còn trên dưới 100 cá thể, phân bố ở vùng núi đá vôi của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, tiếp giáp Trung Quốc. Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài này được coi là phân loài của Vượn đen tuyền Tây Bắc, xếp loại Nguy cấp. Cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao, theo đánh giá hiện trạng các loài linh trưởng ở Châu Á năm 2015.Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version