Tháng Một 8, 2025

Chuyện khó tin ở “tam giác quỷ” của lục địa châu Á Lop Nur

Lop Nur dường như là vùng cấm của sự sống. Nơi đây mang theo vô số bí ẩn và nguy hiểm. Minh chứng là Lop Nur hủy diệt nền văn minh cổ Lâu Lan, Niya. Lop Nur vùi lấp nhà khoa học Bành Gia Mộc và nhà thám hiểm Dư Thuần Thuận nổi tiếng của Trung Quốc. Việc thiên nhiên nơi đây mất kết nối với con người càng khiến việc tìm ra sự thật gặp nhiều khó khăn.

Lop Nur nằm tại Nhược Khương, Tân Cương, từng là hồ nội địa lớn thứ 2 tại Trung Quốc, sau Thanh Hải. Nằm tại phía Đông lưu vực sông Tarim trên “Con đường tơ lụa” cổ đại, Lop Nur người ta đồn sự bí ẩn của nơi đây như “tam giác quỷ” của châu Á.

Năm 1972, vệ tinh Landsat 1 được phóng. Nó quét qua bề mặt Trái Đất. Vào thời điểm ấy, “một cái tai người” cực lớn lộ diện trước truyền thông khiến nhiều người ngỡ ngàng. “Cái tai” dài khoảng 60km và rộng khoảng 30km có nhiều đường bán nguyệt xen kẽ giữa hai màu sáng tối. Nó gấp khúc ở đoạn tâm, giống như “tai của Trái Đất“.

Không ai biết điều gì đã tạo nên hình dạng kỳ lạ này, người ta chỉ biết nơi xuất hiện “tai của Trái Đất” là ở Lop Nur.

Năm 1876, nhà thám hiểm người Nga Przewalski đến Lop Nur. Năm 1901, nhà địa lý học người Thụy Điển Sven Hedin đã tình cờ đánh thức thành phố cổ đại ngủ yên hàng nghìn năm ở đây- đó là Lâu Lan. Sau này, người ta khai quật được một xác ướp được mệnh danh là “Mỹ nhân Lâu Lan” gây chấn động thế giới. Vô số nhà thám hiểm, nhà khoa học, khách du lịch đã bị mê hoặc bởi những thông tin ấy và lên đường chinh phục Lop Nur. Thậm chí, họ đã hy sinh mạng sống.

Trước khi bị sa mạc hóa, Lop Nur từng là nơi trù phú, lượng nước dồi dào. Vào 5000 năm trước, người Tocharia – một nhánh của tộc người Tây Âu bắt đầu di cư đến vùng đất phía Đông có nhiều nước. Họ định cư tại đây khi tìm thấy ốc đảo tươi tốt ở Lop Nur bên cạnh những khu rừng bạch dương.

Theo những thư tịch cổ, cư dân đời đầu của Lop Nur du nhập hạt kê từ phương Đông và lúa mì từ phương Tây. Họ canh tác trên các ốc đảo. Thời ấy, họ cũng đã hình thành tín ngưỡng của riêng mình. Và nhờ có loài cây dương, họ đã có nguyên liệu thô để tạc tượng phục vụ cho đời sống tâm linh của mình.

Vì lý do nào đó, câu chuyện về người cổ đại đã đột ngột kết thúc cách đây 3.500 năm. Cho đến năm 176 trước công nguyên (TCN), một quốc gia nhỏ bé ở Tây Vực bất ngờ xuất hiện trong sử sách của nhà Tây Hán. Đó là Lâu Lan. Bởi Lâu Lan được coi chung là người Hung Nô.

Trong bài thơ Tòng quân hành kỳ 4 của Vương Xương Linh có câu:

“Thanh Hải di mây dài bao phủ núi tuyết

Thành lũy chơ vơ thấy xa xa là Ngọc Môn quan

Đánh hàng trăm trận trên sa mạc cát vàng này, mòn cả áo giáp

Chưa dẹp tan giặc Lâu Lan thì chưa về.”

Ngoài ra, nhà thơ Lí Bạch trong bài thơ Quan san nguyệt cũng nhắc:

“Trăng sáng mọc trên núi Thiên San

Trong cảnh mênh mang giữa mây và biển

Gió bay mấy ngàn dặm về

Thổi đến cửa ải Ngọc Môn.”

Năm 126 TCN, Trương Khiên đi sứ Tây Vực mang về một bản trình: “Có một thành phố ở Lâu Lan và Yanze (Lop Nur)”. Cho nên thời ấy, nhà Hán cho lính vượt ải Ngọc Môn, đánh đuổi người Hung Nô khỏi khu vực phía Tây. Chính từ lúc ấy, “con đường tơ lụa” trở nên phổ biến hơn và Lâu Lan – nơi nắm giữ nguồn nước của Lop Nur cũng trở thành trung tâm.

Thời hoàng kim của Lâu Lan gắn liền với Lop Nur xinh đẹp, ngay từ lịch sử hình thành. Lâu Lan là nơi giao thoa văn hóa Đông – Tây. Ngay cả trong tài liệu của Đường Huyền Trang đi qua nơi này vào năm 645 SCN, sự phồn vinh của Lâu Lan đã tiêu tan.

Có thể là do giặc ngoại xâm, do “con đường tơ lụa” chuyển hướng, thậm chí là dịch bệnh khiến Lâu Lan suy tàn. Nhưng không thể thiếu được nguyên nhân môi trường tự nhiên suy thoái dẫn đến Lop Nur khô cạn.

Khí hậu trở nên khô và lạnh, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch lớn. Đặc biệt, cái chết của cây dương khiến thảm thực vật ở nơi này bị giảm. Các dòng sông khô cạn, hồ Lop nur dần bị thu hẹp. Hoang mạc gia tăng, gió mạnh hoành hành, bão cát, xói mòn khiến hình thành nhiều thung lũng dạng địa hình yardang. Đây là dạng địa hình gây ra nhiều bí ẩn ở Lop Nur.

“Vùng cấm của sự sống”

Cho đến bây giờ Lop Nur vẫn là vùng đất chứa nhiều bí ẩn của Trung Quốc. Môi trường vùng này cằn cỗi, khô khốc, nhiệt độ khắc nghiệt và đầy phức tạp. Tuy nhiên, những truyền thuyết càng linh dị càng hoang dã thì lại thu hút vô số người đến với nơi đây. Nhiều người nghĩ rằng họ có thể đào được kho báu của đất nước cổ đại Lâu Lan. Cũng vì lý do này mà nhiều người mãi mãi nằm lại trong biển cát mênh mông, không tìm được đường trở về nhà nữa.

Xưa kia, Lop Nur từng là vùng đất xinh đẹp, giàu sức sống. Tuy nhiên, sự bào mòn của thời gian, cùng sự biến đổi khí hậu khiến lượng nước ngày càng ít đi, chỉ còn lại hoang mạc vắng lặng và những gò yardang khô khốc.

Thời nhà Thanh, học giả tên Từ Song từng đến Lop Nur. Và ông đã viết trong “Sử ký các vùng sông nước miền Tây” rằng người dân nơi đây “không ăn ngũ cốc, mà đánh cá làm thức ăn’, “dệt cây gai làm áo, dùng lông ngỗng làm chăn”. Điều này chứng tỏ, thời ấy, người dân quanh hồ Lop Nur vẫn sinh sống được, chọn săn bắn để mưu sinh.

Chết lặng giữa dòng thời gian cả nghìn năm, Lop Nur dần “hồi sinh”, mặc dù không tìm thấy ánh hào quang chói lọi như thời hồng hoang, nhưng đây là một phần của cuộc sống. Con người vẫn đang tìm cách để kết nối với thực tại của Lop Nur.

Sự trỗi dậy của vùng đất thiêng

Trong một bài viết về sự “hồi sinh” của Lop Nur có nhắc đến nơi đây đang nuôi sống hàng triệu người dân Trung Quốc. Năm 1921, sông Tarim đổi dòng chảy. Đến những năm 1960, vùng hạ lưu sông Tarim ngừng chảy do nhiều lý do.

Nước tại hồ Lop Nur nhanh chóng bốc hơi, môi trường sống nơi đây ngày càng khô cằn hơn. Cuối cùng, nó khô cạn vào năm 1972. Đáy hồ trở thành sa mạc đầy muối kiềm, địa hình gò yardang và nhiều điều kỳ thú khác.

Việc con người thực hiện khai thác các mỏ kali ở đây, Lop Nur trở thành hồ muối vô tận. Các thiết bị hiện đại đã dần vén bức màn bí ẩn ở Lop Nur bị thời gian che vùi bấy lâu nay. Các dự án khai thác kali được tiến hành, kế hoạch đường ống nổi vận chuyển nước mặn vào hồ. Cùng đó, tuyến đường sắt được thực hiện qua Lop Nur đánh dấu bước tiến mới trong việc tìm hiểu về vùng đất huyền bí này.

Có thể bạn đang nhìn thấy làn nước trong xanh gợn sóng, nhưng thực chất điều này do nguồn muối kali dồi dào tại Lop Nur. Để khai thác thuận tiện, người ta đã làm một mặt nước “nhân tạo” diện tích khoảng 200 km2 tại đây. Từ trạm bơm, nước muối giàu kali được chiết xuất từ lòng đất, gom theo kênh dẫn.

Nhà nghiên cứu Hạ Xuyên Thành (đồng nghiệp của nhà khoa học Bành Gia Mộc mất tích tại Lop Nur) làm việc tại Viện Địa lý và Sinh thái Tân Cương thuộc Viện Khoa học Trung Quốc nói rằng: “Tất cả các hồ trong lịch sử địa chất đều phát triển từ giai đoạn hình thành đến thời kỳ cao điểm, rồi tiếp tục trong một khoảng thời gian, sau đó suy giảm dần. Hành vi của con người tác động đến tự nhiên cũng được coi là một dạng lực địa chất và được gọi là tác động địa chất do con người gây ra. Lịch sử địa chất gần đây của Lop Nur trong giai đoạn khô hạn, rõ ràng tác động địa chất do con người tạo ra đóng vai trò quan trọng hàng đầu.”

Cũng theo Hạ Xuyên Thành, trữ lượng kali ở Lop Nur đủ để khai thác trong khoảng 30 năm. Vậy tương lai nào sẽ đến với Lop Nur, sau khi Lâu Lan cổ đại lụi tàn và văn hóa Tiểu Hà đã biến mất? Có thể, Lop Nur sẽ dần bộc lộ các bí mật, tuy nhiên sự bí ẩn của vùng đất thiêng này sẽ còn mãi. Liệu rằng, vùng đất “hình cái tai” này có “dịch chuyển” và lộ ra điều gì bất ngờ không?

Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version