Tháng Một 8, 2025

Cận cảnh những “thủy quái” ăn thịt man rợ nhất vùng sông Amazon

Caiman đen là một trong những loài cá sấu lớn nhất trên thế giới với chiều dài cơ thể trung bình từ 5 – 6m, cân nặng có thể lên tới hơn 1 tấn. Cá sấu Caiman đen được tìm thấy trên phần lớn lưu vực sông Amazon từ Peru và Ecuador về phía đông đến Guyana và Suriname.Với cơ hàm cực khỏe, cá sấu đen Caiman thường đớp rồi lôi con mồi xuống nước, lộn tròn để xé xác. Loài động vật ăn thịt hàng đầu ở sông Amazon này có thể ăn bất cứ thứ gì ở gần chúng, từ khỉ, hươu, nai, cá rô, và cả trăn Anaconda – một “ thủy quái” khổng lồ đáng sợ vùng này. Trăn xanh Anaconda là một chi rắn khổng lồ sống trong lưu vực sông Amazon. Một con trăn Anaconda trưởng thành có thể dài tới 9m và nặng 550kg. Loài trăn này rất thích sống dưới nước, hoặc ẩn náu trong các đầm lầy, sông và rừng rậm của khu vực Nam Mỹ.Thức ăn ưa thích của chúng là cá sấu Nam Mỹ, dê và thậm chí cả báo Nam Mỹ. Chúng được coi là một trong những kẻ săn mồi đáng sợ nhất vùng Amazon.Cá ma cà rồng Payara hay còn gọi là “Cá mè nanh sói” có tên khoa học Hydrolycus scomberoides, cá ma cà rồng là một loài cá săn mồi nước ngọt được tìm thấy nhiều ở Venezuela và trong lưu vực sông Amazon. Chúng được mệnh danh là loài cá nước ngọt hung dữ nhất thế giới.Tên của chúng xuất phát từ hai chiếc răng nanh mọc ra từ hàm dưới với chiều dài 15cm, được dùng để đâm xuyên qua con mồi rồi ăn thịt. Thức ăn chính của cá ma cà rồng Payara chính là cá piranha, những con cá nước ngọt, thậm chí cả con người.Cá ăn thịt Arapaima được coi là “vua” ăn thịt man rợ sông Amazon. cá Arapaima có thể dài tới 2m, nặng 100kg với lớp vảy dày và cứng. Loài cá này hung dữ đến mức lưỡi của chúng cũng có răng.Khi gặp con mồi, Arapaima thường lao thẳng tới. Với sức mạnh của một loài cá khổng lồ, chúng đủ sức làm lật thuyền. Năm 2002, một phóng viên truyền hình đã bị một con tấn công, gây thương tích nghiêm trọng.Payara là loài cá săn mồi vô cùng dữ tợn. Một con cá pacu trưởng thành có thể dài tới 90cm và nặng tới 25kg.Loài cá này nổi tiếng với thói quen thích cắn tinh hoàn của đàn ông, nên đôi khi được gọi là cá cắn bi (ball cutter). Lý do là vì, chúng nhầm tưởng tinh hoàn của nam giới là loại hạt có thể ăn được. Đây thực sự là nỗi ám ảnh đối với các quý ông.Lươn điện trường thành có chiều dài tới 2,5m. Tên gọi của chúng xuất phát từ việc chúng có thể sinh ra dòng điện từ các tế bào đặc biệt gọi là electrocyten nằm bên sườn. Dòng điện này có thể đạt mức 600 volt, gấp 5 lần so với dòng điện trong ổ cắm điện thông thường ở Mỹ.Lúc gặp mồi hoặc kẻ thù, lươn điện có thể phóng một loạt từ 10 đến 30 cú điện với điện thế lên tới 900V, mạnh có thể 1000V, để quật ngã và làm tê liệt đối thủ. Nhiều loài động vật như hoẵng, cáo, khỉ, nai… đã gục ngã khi ghé miệng uống nước gần chỗ có sự xuất hiện của lươn điện.


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version