Tháng Mười 25, 2024
ca the khi mat do duoc tha o bac giang loai cuc hiem 62c77585eee05

Cá thể khỉ mặt đỏ được thả ở Bắc Giang: Loài cực hiếm!

Vào ngày 3/7, bà Lương Thị Gia (SN 1962) trú tại thôn Gẵn, xã Đông Phú (cùng huyện) đến Hạt Kiểm lâm Lục Nam bàn giao một cá thể khỉ mặt đỏ. Con khỉ này được gia đình bà mua cách đây 20 năm tại TP Đà Nẵng để về nuôi.Được lực lượng chức năng, chính quyền địa phương vận động, gia đình bà tự nguyện bàn giao để trả cá thể khỉ về môi trường tự nhiên, phù hợp với sinh cảnh của loài.Tới ngày 6/7 vừa qua, Hạt Kiểm lâm Lục Nam (Bắc Giang) phối hợp với Ban Quản lý bảo tồn Tây Yên Tử tổ chức thả cá thể khỉ mặt đỏ trên về rừng tự nhiên tại thị trấn Tây Yên Tử (Sơn Động).Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm IIB, được quy định trong Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.Khỉ mặt đỏ thuộc họ khỉ Cercopithecidae. Chúng sống ở các khu rừng thấp ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, tại Việt Nam được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền Trung.Khỉ mặt đỏ có bộ lông màu nâu sẫm, nhưng cũng có đôi khi biển đổi từ đen sang đỏ. Mặt phần lớn có màu đỏ với lông trên đỉnh đầu thường toả ra các phía xung quanh còn lông ở hai bên má toả ra phía sau.Ngoài khuôn mặt và bụng dưới có màu đỏ, loài khỉ này có đặc điểm nổi bật là chai mông to, không có lông. Các bàn chân và đuôi thì có màu giống thân.Thức ăn của khỉ mặt đỏ chủ yếu là quả, hạt, lá non, nõn và các loại côn trùng, chim và trứng.Chúng hoạt động vào ban ngày, thường xuyên leo trèo và lang thang trong rừng, dọc theo các bờ sông, con suối.Trong một đàn khỉ mặt đỏ thường có con đực dẫn đàn, mỗi ngày có thể di chuyển 400- 3000m. Đặc tính khi kiếm ăn của loài khỉ này là phát ra tiếng kêu để gọi nhau hoặc khi nhận thấy nguy hiểm.Trước năm 1975, loài này còn rất phổ biến ở các khu rừng từ các tỉnh phía Bắc tới các tỉnh phía Nam trên tổng diện tích ước tính khoảng 30.000km2. Từ năm 1975 trở lại đây thay đổi rõ rệt, số lượng quần thể giảm mạnh.Nguyên nhân của việc này là do nơi cư trú của khỉ mặt đỏ bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Nguy hiểm hơn, loài khỉ này là mục tiêu cho các đối tượng xấu săn bắt để lấy thịt, nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *