Tháng Một 8, 2025

9 món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ Tết của người miền Bắc

Món ăn ngày Tết luôn được các gia đình đặc biệt chú trọng, chuẩn bị công phu tỉ mỉ. Với mỗi vùng miền và tùy theo sở thích của từng gia đình mà mỗi mâm cỗ ngày càng phong phú, đặc sắc hơn.

Bánh chưng

Dân gian xưa có câu: “Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Bánh chưng được coi là linh hồn của ngày Tết và là loại bánh có lịch sử rất lâu đời trong nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam.

Bánh được làm từ loại gạo nếp ngon, thịt lợn, đậu xanh và được gói vuông bằng lá dong, sau đó đem luộc trong khoảng 8 – 10 giờ cho đến khi chín. Bánh dẻo, thơm mùi thơm của gạo nếp và có màu xanh của lá dong.

Xôi gấc

Theo quan niệm của ông bà xưa, màu đỏ là màu của sự may mắn, màu của hạnh phúc lứa đôi. Do đó, trong những ngày rằm, ngày lễ, đặc biệt là ngày Tết Nguyên Đán thì nhất định phải có 1 đĩa xôi gấc .

Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon trộn lẫn với thịt quả gấc tươi rồi cho vào nồi hấp. Sau khi xôi chín sẽ có màu đỏ tươi đẹp mắt, thơm ngon mà lại rất bổ dưỡng với hàm lượng vitamin A cao.

Thịt gà luộc

Gà luộc là một món ăn quen thuộc, không thể thiếu trong các mâm cỗ, nhất là trong dịp Tết. Đĩa gà luộc xuất hiện trong mâm cơm đãi khách nổi bật nhờ màu vàng ươm, căng bóng, thịt mềm mà da vẫn dai.

Thịt đông là một trong những món ăn ngày Tết đặc trưng của người dân miền Bắc. Thịt đông có màu nhàn nhạt của thịt, khi đông sẽ có một lớp váng mỡ trắng mịn trên bề mặt. Khi ăn sẽ cảm nhận được độ mềm, ngậy, thơm béo của miếng thịt, mộc nhĩ giòn, thêm vị man mát của rau câu vô cùng hấp dẫn, đưa cơm.

Dưa hành

Dưa hành là món ăn dân dã nhưng lại rất đặc biệt trong những món ăn ngày Tết của người Bắc. Món ăn này có vị chua, cay nhẹ được dùng để ăn kèm với bánh chưng hoặc thịt đông rất ngon.

Dưa hành được xem là món ăn chống ngán vô cùng hữu hiệu trong những mâm cỗ Tết.

Canh bóng bì lợn

Canh bóng bì lợn hay còn gọi là canh bóng thả, là món ăn có trong mâm cỗ mỗi dịp Tết của người Hà Nội xưa. Vị thanh mát, ngọt dịu của nước dùng, kèm với thịt mọc béo thơm, bóng bì giòn sần sật, thơm lừng hương nấm và rau củ tạo nên hương vị trọn vẹn.

Giò lụa, giò chả hay chả lụa là tên gọi của món ăn được làm từ hai nguyên liệu cơ bản là thịt nạc thăn lợn giã nhuyễn kết hợp với nước mắm ngon, gói trong lá chuối và luộc chín. Giò lụa được xem là món ăn vừa phổ thông vừa sang trọng.

Đây cũng là món ăn quen thuộc của người Việt trong năm chứ không chỉ ngày Tết. Khi bày cỗ, giò thường được thái theo khoanh, chia thành miếng gọn gàng, trông đẹp mắt và dễ gắp.

Giò xào là món ăn truyền thống với thành phần chính là thịt thủ (phần thịt ở đầu con lợn), xào chín cùng một số nguyên liệu khác như mộc nhĩ, hạt tiêu, gia vị… rồi gói và nén chặt. Bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam và hiện nay đã phổ biến khắp nước.

Canh măng

Canh măng khô là món canh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Món ăn này không chỉ thể hiện sự khéo tay, tỉ mỉ của gia chủ mà còn có vai trò “điều hòa” vị cho bữa cơm ngày Tết vốn rất ngán và nhiều đạm.

Có rất nhiều loại măng để dùng cho món này như măng xé, măng lá,… Thế nhưng hai loại măng ngon nhất là măng lưỡi lợn và măng nứa hương. Canh măng thông thường được nấu với móng giò hoặc ngan/gà già. Thế nhưng đặc trưng của ngày Tết Nguyên đán là canh măng nấu cùng chân giò.

Trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc, món nem rán là một món ăn vô cùng đặc trưng và là một phần không thể thiếu.

Bên ngoài màu vàng óng, bên trong thì chứa đầy thịt, mộc nhĩ và giá, nem rán là món ăn độc đáo và hấp dẫn không thể thiếu được trong những ngày Tết của người miền Bắc. Món ăn này được rất nhiều người ưa thích và còn được xem là “quốc hồn quốc túy” của người Việt.`

Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version