Tháng Mười Hai 2, 2024

10 loài chim độc dị quý hiếm nhất thế gian, có loài sắp tuyệt diệt

Sếu đầu đỏ, hay còn gọi là sếu cổ trụi là một phân loài của loài sếu sarus. Đây là phân loài chim quý hiếm tại miền nam Việt Nam, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN thế giới.Sếu đầu đỏ sinh sản mỗi năm một lần, vào tháng 7 – 10 (mùa mưa). Mỗi năm một lứa, mỗi lứa 2 trứng, thường chỉ nuôi được một con. Tổ làm trên mặt đất bằng xác thực vật thuỷ sinh. Mỗi cặp sếu đầu đỏ khi kết đôi sẽ sống với nhau trọn vẹn cả đời. Khi một con mất đi, con còn lại sẽ thuỷ chung và thậm chí “tuyệt thực” để đi theo bạn đời. Cú lợn rừng là một loài cú thuộc Họ Cú lợn. Khi trưởng thành, đỉnh đầu và đĩa mặt của chim cú lợn rừng có màu hung, nâu phớt tím. Xung quanh mắt có màu mận chín, vòng cổ trắng với mút lông màu nâu tím thẫm và đen. Bộ lông có màu nâu chủ đạo với các đốm nhỏ màu đen rải rác. Loài chim này được đưa vào sách đỏ Việt Nam, là nguồn gen quý, có số lượng cá thể hiếm và ít gặp.Loài chim này được đưa vào sách đỏ Việt Nam, là nguồn gen quý, có số lượng cá thể hiểm và ít gặp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều người rất sợ chúng, coi chúng như quỷ dữ, vì cho rằng, chúng là điềm báo cho cái chết.Vẹt đêm New Zealand hay gọi là vẹt kakapo, vẹt cú, là một loài chim trong họ Strigopidae. Đây là loài vẹt duy nhất trên thế giới không biết bay. Chúng có lông màu xanh lục sáng và mặt hơi giống cú mèo chuyên sống về đêm. Loài chim này đang trong tình trạng nguy cấp. Thủ tướng New Zealand – John Key thậm chí đã quyết định bổ nhiệm Sirocco (một chú vẹt Kakapo) làm “đại sứ về bảo tồn” của Chính phủ.Loài chim palila ở Hawaii cũng là một trong những loài chim quý hiếm nhất thế giới. Người ta dự đoán, trong 14 năm tới, số lượng của chúng giảm mạnh 97%. Một phần nguyên nhân là do môi trường sống bị mất, hạn hán, và bị mèo ăn thịt.Vẹt bụng vàng cam là loài đặc hữu miền nam Australia, và là một trong hai loài vẹt di cư. Chim trống có màu xanh lá cây-xanh cỏ trên lưng, phần dưới màu vàng và dải màu da cam dưới bụng. Số lượng loài này đang suy giảm mạnh. Tính đến cuối năm 2013, còn ít hơn 50 cá thể trong tự nhiên và ít hơn 300 cá thể sinh sản nuôi nhốt.Trước đây, loài cò mỏ quằm châu Á đã từng phát triển mạnh ở Nga, Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện chỉ còn 250 cá thể ở Trung Quốc do nạn săn bắn trái phép và môi trường sống của chúng bị tàn phá nặng nề.Chim vảy cá là loài chim vô cùng quý hiếm. Hiện loài chim này chỉ còn lại 2.500 cá thể ở Nga và Trung Quốc và đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất cao do mất môi trường sống và bị săn bắt trái phép.Loài chim ruồi ở Honduras có số lượng đang giảm mạnh do môi trường sống bị mất.Loài chim chiến đảo Giáng sinh này đang dần biến mất do mất môi trường sống, việc khai thác mỏ phốt phát, ô nhiễm biển và đánh bắt quá mức.Chim ô-tit Ấn Độ là loài chim tuyệt đẹp và dũng mãnh. Tuy nhiên, loài chim này cũng đang nằm trong danh sách sách đỏ cần được bảo vệ.


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version