Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà hóa học Henrik Grum Kjærgaard từ Trường ĐH Copenhagen – Đan Mạch mới đây đã phát hiện một lớp phản ứng của các hợp chất được gọi là hydrotrioxit hữu cơ có tồn tại trong khí quyển.Mặc dù những hóa chất này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng chúng có thể mang đến những tác động mà chúng ta chưa hề hay biết. “Những hợp chất này luôn luôn tồn tại. Chúng tôi không biết về chúng trước đây”, tiến sĩ Kjærgaard cho biết.Các nhà khoa học vẫn đang tiến hành nghiên cứu để tìm ra câu trả lời hydrotrioxit hữu cơ sinh ra từ đâu, có vai trò cụ thể như thế nào và có thể phản ứng để tạo thành một cấu trúc bền vững trong khí quyển hay không?Tuy nhiên Isoprene – một loại khí thải công nghiệp, được coi là “nghi phạm” hàng đầu, có thể tạo ra khoảng 10 triệu tấn hydrotrioxit mỗi năm.Về lý thuyết, bất kỳ một hợp chất nào trong khí quyển cũng có thể đóng vai trò tạo ra các hợp chất hoàn toàn mới này. Trong vài phút hoặc vài giờ tồn tại, hydrotrioxit tiếp tục tạo ra các phản ứng khác, dẫn đến các yếu tố khác trong bầu không khí của chúng ta.”Hầu hết các hoạt động của con người đều dẫn đến phát thải chất hóa học vào khí quyển. Vì vậy kiến thức về các phản ứng quyết định tính chất hóa học của khí quyển là rất quan trọng để có thể dự đoán hành động của chúng ta sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khí quyển trong tương lai”, nhà hóa học Kristan H. Møller, đồng tác giả cho biết.Một điều cần lưu ý nữa là các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể khẳng định rằng chúng liệu có trở nên nguy hiểm hay không. Trong hóa học, việc bổ sung dù chỉ là một thành phần rất nhỏ vào chất sẵn có, là đã có thể thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động của nó.Vì dụ như trong nước, nhờ cách tương tác giữa cặp hydro và oxy đơn lẻ, hóa học hữu cơ có thể trộn lẫn và tạo thành một hiện tượng phát triển mà chúng ta gọi là sự sống.Tuy nhiên, chỉ cần thêm một lượng oxy nữa, và chúng ta sẽ có được hydrogen peroxide – một hợp chất mạnh đến mức có thể phá vỡ cấu tạo của các chất hóa học khác.Nếu thêm nhiều phân tử oxy vào hợp chất này, chúng ta có hydrotrioxit, và đây chính là chất hữu cơ bí ẩn, tồn tại trong khí quyển.Theo tiến sĩ Kjærgaard, hydrotrioxit có thể tham gia vào một loạt các phản ứng khác như oxy hóa. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng một số phản ứng có thể được ẩn giấu bên trong các chất rắn cực nhỏ, được trôi theo gió.”Không khí xung quanh chúng ta là một mớ hỗn độn của các phản ứng hóa học phức tạp”, Jing Chen – nhà nghiên cứu của Đại học Copenhagen lưu ý.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà hóa học Henrik Grum Kjærgaard từ Trường ĐH Copenhagen – Đan Mạch mới đây đã phát hiện một lớp phản ứng của các hợp chất được gọi là hydrotrioxit hữu cơ có tồn tại trong khí quyển.
Mặc dù những hóa chất này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng chúng có thể mang đến những tác động mà chúng ta chưa hề hay biết. “Những hợp chất này luôn luôn tồn tại. Chúng tôi không biết về chúng trước đây”, tiến sĩ Kjærgaard cho biết.
Các nhà khoa học vẫn đang tiến hành nghiên cứu để tìm ra câu trả lời hydrotrioxit hữu cơ sinh ra từ đâu, có vai trò cụ thể như thế nào và có thể phản ứng để tạo thành một cấu trúc bền vững trong khí quyển hay không?
Tuy nhiên Isoprene – một loại khí thải công nghiệp, được coi là “nghi phạm” hàng đầu, có thể tạo ra khoảng 10 triệu tấn hydrotrioxit mỗi năm.
Về lý thuyết, bất kỳ một hợp chất nào trong khí quyển cũng có thể đóng vai trò tạo ra các hợp chất hoàn toàn mới này. Trong vài phút hoặc vài giờ tồn tại, hydrotrioxit tiếp tục tạo ra các phản ứng khác, dẫn đến các yếu tố khác trong bầu không khí của chúng ta.
“Hầu hết các hoạt động của con người đều dẫn đến phát thải chất hóa học vào khí quyển. Vì vậy kiến thức về các phản ứng quyết định tính chất hóa học của khí quyển là rất quan trọng để có thể dự đoán hành động của chúng ta sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khí quyển trong tương lai”, nhà hóa học Kristan H. Møller, đồng tác giả cho biết.
Một điều cần lưu ý nữa là các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể khẳng định rằng chúng liệu có trở nên nguy hiểm hay không. Trong hóa học, việc bổ sung dù chỉ là một thành phần rất nhỏ vào chất sẵn có, là đã có thể thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động của nó.
Vì dụ như trong nước, nhờ cách tương tác giữa cặp hydro và oxy đơn lẻ, hóa học hữu cơ có thể trộn lẫn và tạo thành một hiện tượng phát triển mà chúng ta gọi là sự sống.
Tuy nhiên, chỉ cần thêm một lượng oxy nữa, và chúng ta sẽ có được hydrogen peroxide – một hợp chất mạnh đến mức có thể phá vỡ cấu tạo của các chất hóa học khác.
Nếu thêm nhiều phân tử oxy vào hợp chất này, chúng ta có hydrotrioxit, và đây chính là chất hữu cơ bí ẩn, tồn tại trong khí quyển.
Theo tiến sĩ Kjærgaard, hydrotrioxit có thể tham gia vào một loạt các phản ứng khác như oxy hóa. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng một số phản ứng có thể được ẩn giấu bên trong các chất rắn cực nhỏ, được trôi theo gió.
“Không khí xung quanh chúng ta là một mớ hỗn độn của các phản ứng hóa học phức tạp”, Jing Chen – nhà nghiên cứu của Đại học Copenhagen lưu ý.