Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En đã ghi nhận ngoài tự nhiên ba loài khỉ thuộc giống Macaca sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Dự án khoa học công nghệ “Điều tra, đánh giá hiện trạng và bảo tồn các loài khỉ Macaca tại Vườn Quốc gia Bến En (giai đoạn 2019-2022)”.Bên cạnh đó, ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En đã xác định 6 sinh cảnh có các loài khỉ phân bố gồm rừng hỗn giao gỗ, nứa tự nhiên núi đất, rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng…Loài khỉ này đang có 6 mối đe dọa chính gồm: Săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã, xâm lấn đất rừng, khai thác gỗ trái phép, chăn thả gia súc tự do trong rừng đặc dụng, cháy rừng.Được biết, giống Macaca thuộc phân họ khỉ Cercopithecinae, bộ linh trưởng Primates. Trên thế giới, giống khỉ Macaca có 22 loài và được phân bố tại Morocco, Angeri, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…Tại Việt Nam, giống khỉ này có 5 loài gồm: Khỉ Mặt đỏ (Macaca arctoides), khỉ Vàng (Macaca mulatta), khỉ Mốc (Macaca assamensis), khỉ Đuôi dài (Macaca fasciculari)s và khỉ Đuôi lợn (Macaca leonina).Khỉ vàng (tên khoa học là Macaca Mulatta) là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.Khỉ mặt đỏ có tên khoa học Macaca arctoides, thuộc họ khỉ Cercopithecidae. Chúng sống ở các khu rừng thấp ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, tại Việt Nam được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền Trung.Trước năm 1975, loài này còn rất phổ biến ở các khu rừng từ các tỉnh phía Bắc tới các tỉnh phía Nam trên tổng diện tích ước tính khoảng 30.000km2. Từ năm 1975 trở lại đây thay đổi rõ rệt, số lượng quần thể giảm mạnh. Hiện khỉ mặt đỏ được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm IIB, được quy định trong Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.Khỉ mốc có tên khoa học là Macaca assamensis, là đối tượng nghiên cứu khoa học. Mặt khác nếu bảo vệ tốt chúng sẽ trở thành nguồn động vật dùng để nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin phục vụ cuộc sống con người..Màu lông của khỉ mốc có thể thay đổi từ màu nâu sẫm tới màu nâu vàng nhạt, nhưng ở vai, gáy, đỉnh đầu và tai thường sáng hơn và vàng hơn phía sau chân và đuôi. Lông xung quanh mặt màu đen, hai má có lông màu xám, phía trong và phía dưới của đùi màu trắng xám.Trước năm 1975, loài này còn gặp rất phổ biến. Tuy nhiên từ đó đến nay tình trạng của loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh.Nguyên nhân biến đổi do: Nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và đây là đối tượng săn bắt để lấy thịt, nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En đã ghi nhận ngoài tự nhiên ba loài khỉ thuộc giống Macaca sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Dự án khoa học công nghệ “Điều tra, đánh giá hiện trạng và bảo tồn các loài khỉ Macaca tại Vườn Quốc gia Bến En (giai đoạn 2019-2022)”.
Bên cạnh đó, ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En đã xác định 6 sinh cảnh có các loài khỉ phân bố gồm rừng hỗn giao gỗ, nứa tự nhiên núi đất, rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng…
Loài khỉ này đang có 6 mối đe dọa chính gồm: Săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã, xâm lấn đất rừng, khai thác gỗ trái phép, chăn thả gia súc tự do trong rừng đặc dụng, cháy rừng.
Được biết, giống Macaca thuộc phân họ khỉ Cercopithecinae, bộ linh trưởng Primates. Trên thế giới, giống khỉ Macaca có 22 loài và được phân bố tại Morocco, Angeri, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…
Tại Việt Nam, giống khỉ này có 5 loài gồm: Khỉ Mặt đỏ (Macaca arctoides), khỉ Vàng (Macaca mulatta), khỉ Mốc (Macaca assamensis), khỉ Đuôi dài (Macaca fasciculari)s và khỉ Đuôi lợn (Macaca leonina).
Khỉ vàng (tên khoa học là Macaca Mulatta) là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Khỉ mặt đỏ có tên khoa học Macaca arctoides, thuộc họ khỉ Cercopithecidae. Chúng sống ở các khu rừng thấp ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, tại Việt Nam được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền Trung.
Trước năm 1975, loài này còn rất phổ biến ở các khu rừng từ các tỉnh phía Bắc tới các tỉnh phía Nam trên tổng diện tích ước tính khoảng 30.000km2. Từ năm 1975 trở lại đây thay đổi rõ rệt, số lượng quần thể giảm mạnh. Hiện khỉ mặt đỏ được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm IIB, được quy định trong Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
Khỉ mốc có tên khoa học là Macaca assamensis, là đối tượng nghiên cứu khoa học. Mặt khác nếu bảo vệ tốt chúng sẽ trở thành nguồn động vật dùng để nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin phục vụ cuộc sống con người..
Màu lông của khỉ mốc có thể thay đổi từ màu nâu sẫm tới màu nâu vàng nhạt, nhưng ở vai, gáy, đỉnh đầu và tai thường sáng hơn và vàng hơn phía sau chân và đuôi. Lông xung quanh mặt màu đen, hai má có lông màu xám, phía trong và phía dưới của đùi màu trắng xám.
Trước năm 1975, loài này còn gặp rất phổ biến. Tuy nhiên từ đó đến nay tình trạng của loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh.
Nguyên nhân biến đổi do: Nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và đây là đối tượng săn bắt để lấy thịt, nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.