Tháng Mười Hai 2, 2024
phat hien bau vat ngoai hanh tinh dang an nau o ai cap 62878fbe1d3ff

Phát hiện báu vật ngoài hành tinh đang “ẩn náu” ở Ai Cập

Sau khi phát hiện một mẫu đá Hypatia ở Ai Cập, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa hóa học Jan Kramers từ Trường Đại học Johannesburg ở Nam Phi đã sử dụng các kỹ thuật phân tích hóa học hiện đại để phân tích mà không khiến báu vật này bị phá huỷ.Đá Hypatia được tìm thấy ở Ai Cập vào năm 1996, nó được xác định có nguồn gốc từ bên ngoài Trái đất. Quốc gia này được biết đến như bãi đáp của các báu vật từ vũ trụ này.Trong các lăng mộ, kim tự tháp Ai Cập cổ đại, không ít lần các nhà nghiên cứu đã khai quật được trang sức làm bằng vật liệu từ ngoài hành tinh.Những viên đá Hypatia có thể đem đến cho nhân loại bằng chứng hữu hình đầu tiên về “siêu tân tinh loại Ia”, tức vụ nổ cuối đời của sao lùn trắng dày đặc.Kết quả phân tích chúng cho thấy, những mảnh đá Hypatia này chứa những vật liệu từ đám mây bụi và khí bao quanh các siêu tân tinh loại Ia. Trong hàng tỉ năm, các đám mây bụi quanh siêu tân tinh sẽ biến thành thể rắn, sau đó tụ lại thành cơ thể mẹ của các mảnh Hypaita.Những khối đá này sẽ tìm đến Hệ Mặt trời thuở sơ khai, vì một lí do nào đó vỡ ra hòa quyện các mảnh vào đám mây phân tử. Tuy nhiên, chưa rõ chúng đã đến với Trái Đất trước hay sau hành tinh thành hình.Trong các mảnh Hypatia này có nồng độ silic, crom và mangan thấp bất thường, cho thấy nó không thuộc về hệ Mặt Trời; đồng thời có hàm lượng sắt, lưu huỳnh, phốt pho, đồng và vanadium cao, cho thấy nó cũng không ra đời ở vùng không gian lân cận.Tỉ lệ sắt so với silic và canxi cũng cho thấy nó không đến từ siêu tân tinh loại II thông thường. 15 nguyên tố khác cũng chỉ ra thành phần liên quan đến sao lùn trắng dày đặc, giúp các nhà khoa học liên kết thẳng đến siêu tân tinh loại Ia “trong truyền thuyết”.Tuy nhiên, viên đá cũng chứa 6 nguyên tố “ngoại lai” khác không thể đến từ siêu tân tinh loại Ia, đó là nhôm, phốt pho, clo, kali, đồng, kẽm.Theo các nhà khoa học, có thể trước khi ngôi sao lùn trắng – vốn là một ngôi sao khổng lồ như Mặt Trời đã chết một lần khi cạn năng lượng – đi đến vụ nổ, nó đã nuốt vật chất từ một sao khổng lồ đỏ đồng hành.Vì thế siêu tân tinh này thừa hưởng cả 6 nguyên tố từ ngôi sao khổng lồ đỏ.Dù cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa để tìm hiểu những bí mật đăng sau mảnh Hypatia, nhưng những phát hiện sơ lược cũng đủ cho thấy chúng là báu vật đối với khoa học.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.


Đánh giá cho bài post
Chia sẻ bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *